Những khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 94 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những khó khăn, hạn chế

Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Đồng Bẩm, có thể thấy còn một số vấn đề hạn chế như sau:

+ Vấn đề bất bình đẳng giới với tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại ở địa phương nhất là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

lao động nam và chưa đáp ứng với những đòi hỏi trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội như hiện nay.

+ Mặc dù lao động nữ là lao động chính họ trực tiếp thực hiện hầu hết các công việc trong hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của hộ nhưng quyền quyết định trong việc phân công lao động cho các hoạt động này lại thuộc về nam giới chiếm đại đa số còn nữ giới chỉ tham gia bàn bạc đóng góp ý kiến.

+ Trong vấn đề quyết định tài chính của hộ từ việc quản lý tài chính, quyết định sử dụng, đứng tên vay vốn đến trả tiền lãi tiền vay thì lao động nữ không được chủ động mà phụ thuộc vào người chồng nên không có cơ hội để phát triển.

+ Thực tế đã chỉ ra rằng muốn phát triển sản xuất thì phải có vốn. Nguồn tín dụng cho vay đóng vai trò quan trọng vì nó giúp hộ có thể gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, các nông hộ thường gặp khó khăn khi đi vay do các chương trình tín dụng phải sàng lọc khách hàng để giảm thiểu rủi ro, dẫn đến việc khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của lao động nữ được tiếp cận còn rất hạn chế, số lượng vốn được vay lại không lớn dẫn đến việc đầu tư cho sản xuất kém hiệu quả, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và làm chủ gia đình của lao động nữ.

+ Khả năng tiếp cận thông tin kém, các nguồn thông tin ít, hoạt động thông tin tuyên truyền của địa phương, từ các tổ chức đoàn thể, và hoạt động khuyến nông chưa thực sự mang lại hiệu quả dẫn đến việc thiếu các thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất, sản xuất theo kinh nghiệm còn mang tính phổ biến ở địa phương, vì thế năng suất và hiệu quả hoạt động sản xuất đạt được thấp.

+ Đất đai là nhân tố quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp nó là tư liệu sản xuất chính nhưng hầu như lao động nữ không được đứng tên là chủ sở hữu nếu có thì chủ yếu là cả hai vợ chồng cùng đứng tên, cũng có trường

hợp người vợ được một mình đứng tên là chủ sở hữu nhưng tỷ lệ này là rất ít. Việc nam giới một mình đứng tên là chủ sở hữu về đất đai là rất phổ biến nên trong việc quyết định, quản lý và định đoạt thuộc về nam giới được đôi khi được coi như là một điều tất yếu.

+ Lao động nữ trong nông nghiệp ở địa phương đang bị già hóa, đối với mọt số lao động nữ thì hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng không còn là hoạt động sản xuất chính nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình như trước đây.

+ Sự bất bình đẳng về thời gian lao động và thu nhập của lao động nữ vẫn còn rất lớn. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp lao động nữ luôn phải làm việc rất vất vả nhiều giờ trong ngày với nhiều công việc khác nhau trong khi nam giới chỉ làm một số công việc với thời gian lao động thấp hơn rất nhiều nhưng giá trị mà họ tạo ra lại đánh giá cao hơn phụ nữ vì vậy mức thu nhập mà lao động nữ nhận được luôn thấp hơn nam giới điều này là bất hợp lý và chưa xứng đáng với sức lao động mà lao động nữ phải bỏ ra.

+ Lao động nữ tại địa phương chưa thực sự dành nhiều thời gian và coi trọng việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, việc tiếp cận các thông tin về tế và dịch vụ y tế còn kém, chủ yếu được tiếp cận từ trung tâm y tế xã. Bên cạnh đó, dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp do hóa chất và việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật… ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, khả năng lao động của lao động nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)