Kinh nghiệm về sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm về sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Tân

Tân Cương là xã miền núi nằm ở phía Tây của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 12 km. Với tổng diện tích 14,83 km2, xã có 16 xóm, với 5.612 khẩu, 1.478 hộ, gồm 6 dân tộc và 02 tôn giáo chính (Đạo Thiên chúa và Đạo Phật). Tân Cương là xã thuần nông thu nhập từ nông nghiệp chiếm tới 41% trong cơ cấu tổng thu nhập của xã. Tổng số lao động trong nông nghiệp của xã là 3.154 người chiếm 56,2%, trong đó lao động nữ là 1.609 người chiếm tỷ lệ gần 51% trong tổng số lao động [18].

Tại xã Tân Cương lao động nữ đóng vai trò chính ở hầu hết các khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu tổng hợp báo cáo của xã từ cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông dân nông thôn trên địa bàn toàn thành phố Thái Nguyên năm 2016 cho kết quả:

Đối với sản xuất trồng trọt, việc ra quyết định về lựa chọn giống, lựa chọn kỹ thuật canh tác, mua công cụ và vật tư, bán sản phẩm, thuê công cụ và lao động tại địa phương đều do lao động nữ ra quyết định chính chiếm tỷ lệ từ 50 - 61% đặc biệt là khâu bán sản phẩm chiếm tới 61,11% và mua vật tư là 59,25%, trong khí đó tỷ lệ nam giới quyết định chỉ chiếm từ 24 - 37%. Trong việc thực hiện các khâu từ làm đất đến thu hoạch, bán sản phẩm 44 - 79% là do người lao động nữ trực tiếp thực hiện chính, nam giới thực hiện chỉ chiếm tỷ lệ 5 - 42% [19].

Trong chăn nuôi, việc ra quyết định chọn lựa giống, kỹ thuật, quy mô nuôi, mua vật tư, làm chuồng trại do nam giới quyết định chiếm tới 58% và lao động nữ chỉ chiếm tỷ lệ trên 30%. Lao động nữ chỉ ra quyết định chính về khâu bán sản phẩm chiếm tỷ lệ 68,54% [19]. Dù không phải là người quyết định chính trong các khâu nhưng lao động nữ lại luôn là người phải trực tiếp thực hiện chính trong tất cả các khâu từ chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc gia cầm, vệ sinh chuồng trại, đi bán sản phẩm vì những công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và sự tỷ mỉ khéo léo.

So sánh thời gian lao động giữa nam giới và lao động nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã thì thời gian lao động của lao động nữ luôn cao hơn thời gian lao động của nam giới. Lúc nông nhàn thời gian lao động trung bình của lao động nữ chỉ khoảng 4,53 giờ/ngày nhưng lúc thời vụ khẩn trương bình quân lao động nữ trực tiếp làm việc 9,78 giờ một ngày có lúc lên tới 13giờ/ngày trong khi đó thời gian lao động nam làm việc cao điểm nhất chỉ khoảng 10 giờ/ngày [19]. Điều đó phản ánh rằng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đang phải làm việc khá căng thẳng lức thời vụ khẩn trương, nhưng lúc nông nhàn lại thiếu việc làm. Vì vậy làm thế nào để giảm tính căng thẳng lúc thời vụ khẩn trương và tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho lao động nữ trong lúc nông nhàn là một vấn đề mà trong thời gian tới xã cần phải quan tâm và có giải pháp tích cực.

Ngoài thời gian lao động trực tiếp trong nông nghiệp, lao động nữ cũng phải dành thời gian cho công việc gia đình những công việc này chiếm khoảng 15,5% quỹ thời gian của họ [19]. Do vậy, lao động nữ còn rất ít thời gian để nghỉ ngơi đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, tới việc tái sản xuất sức lao động và thời gian học tập để nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn của họ.

Dù làm việc nhiều nhưng sự bất bình đẳng về thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ ở địa phương lại thể hiện khá rõ nét bình quân thu nhập một tháng của lao động nam cao hơn khoảng 23% so với lao động nữ. Điều này có thể lý giải là do lao động nam làm các công việc nặng nhọc hơn lao động nữ, tuy nhiên nguyên nhân chính của tình trạng này bắt nguồn từ những quan điểm truyền thống và những tư tưởng định kiến trong của xã hội về sự trọng nam khinh nữ, lao động nữ ở địa phương vẫn đang bị đánh giá thấp chưa tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra.

Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, ở địa phương lao động nam thường đi hội họp, nghe đài, xem TV, đọc sách báo... Còn lao động nữ đảm nhiệm các công việc đồng áng, chăn nuôi, làm nội trợ, nên họ chỉ thỉnh thoảng có thời gian tham dự các lớp tập huấn về khuyến nông để nắm bắt kỹ thuật mới và có rất ít thời gian để nghe đài, xem TV, đọc sách báo... do vậy họ ít được tiếp cận các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và hiểu biết.

Tuy lao động nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và nội trợ nhưng trong kiểm soát kinh tế hộ vai trò của họ được đánh giá thấp hơn nam giới. Trong việc đứng tên đăng ký tài sản, đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền thừa kế tài sản, quyết định các việc lớn,... quyền quyết định chính vẫn thuộc về nam giới và lao động nữ chỉ được đánh giá cao hơn trong quản lý tài chính của gia đình. Điều đó cho thấy sự bất bình đẳng giữa lao động nữ và nam giới tại địa phương vì

vậy địa phương cần có sự tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức để nâng cao vai trò và quyền lợi của người phụ nữ nói chung vào lao động nữ trong nông nghiệp nói riêng.

1.2.2. Kinh nghiệm về sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)