5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế
- Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, gia trưởng cùng với sự thay đổi chậm chạp của ý thức xã hội và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với gia đình, chính họ đã tự đặt cho mình trọng trách lớn. Phụ nữ thì còn tự ti, luôn nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng; việc tuyên truyền để người dân hiểu rõ về luật bình đẳng giới từ đó nâng cao nhận thức trong vấn đề bình đẳng giới ở địa phương còn chưa diễn ra thường xuyên, liên tục trong khi đó cơ hội tiếp cận các nguồn thông
tin của lao động nữ còn hạn chế; bản thân lao động nữ cũng chưa mạnh dạn đấu tranh để khẳng định được địa vị cũng như quyền lợi của mình là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trang bất bình đẳng giới còn phổ biến tại địa phương.
- Lao động nữ trong tại địa phương chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa trong việc phải nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn để nâng cao vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Chưa chủ động, tích cực trong việc tiếp cận thông tin từ: sách, báo, đài, internet… hay tham gia vào các lớp bổ túc văn hóa, lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, lớp dạy nghề do địa phương và ngoài địa phương tổ chức, nhất là lực lượng lao động đã có tuổi.
- Địa phương cũng chưa chú trọng đầu tư cho các lớp học nâng cao trình độ văn hóa, công tác đào tạo nghề, công tác tập huấn kỹ thuật, chương trình chuyển giao khoa học công nghệ mới… trong nông nghiệp cho lực lượng lao động nữ mà chủ yếu chỉ được thực hiện thông qua các chương trình, dự án do tỉnh và thành phố hỗ trợ thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, hội phụ nữ, hội Cựu chiến binh… với số lượng hạn chế và hiệu quả đạt được còn thấp.
- Lực lượng lao động trẻ có trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất chiếm tỷ lệ khá cao trong lực lượng lao động tại địa phương. Tuy nhiên do chưa có môi trường thuận lợi, với cơ chế, chính sách hiệu quả nên địa phương vẫn chưa thu hút được nhiều lực lượng này tham gia và gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Trong việc liên kết với tổ chức tín dụng như: ngân hàng nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp… trong việc hỗ trợ vốn vay tín dụng, đầu tư vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn… vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ