5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho lao động nữ
nguồn vốn cho các hộ để có đủ vốn sản xuất. Vì thế, để cho việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả cần có sự góp sức giữa: hộ - tổ chức tín dụng - chính quyền địa phương.
* Về phía hộ gia đình
Qua kết quả cho điều cho thấy, đa phần các chị em phụ nữ tiếp cận được nguồn vốn tốt hơn, thông qua hội phụ nữ. Do đó việc tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương như: hội nông dân, hội phụ nữ,… có thể giúp hộ được vay vốn thông qua các tổ chức này dễ dàng khi có nhu cầu cũng như cập nhật thông tin một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn qua các buổi nói chuyện, các buổi trao đổi chuyên môn,…
Sử dụng vốn vay đúng mục đích và mục đích chính đáng để tạo ra thu nhập. Thông qua đó, cũng đảm bảo khả năng trả nợ của hộ đối với tổ chức cho vay và tạo lòng tin với tổ chức đó. Từ đó có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn chính thức khi có nhu cầu.
* Về phía tổ chức tín dụng
Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ để có thể đánh giá hộ xin vay vốn được khách quan rõ ràng và sát thực tế. Giúp các tổ chức tín dụng có thể giảm được thời gian thẩm định, lao động nữ có thể nhận được vốn vay nhanh hơn để phục vụ sản xuất.
Việc cung cấp thông tin về nguồn tín dụng của các tổ chức chính thức còn yếu kém đòi hỏi các tổ chức phải có phải có biện pháp để thông tin có thể đến với hộ chính xác và kịp thời như tiếp thị tận nhà các sản phẩm vay dành cho nông hộ, hướng dẫn thủ tục vay vốn cho họ.
* Về chính sách tín dụng
Cần tạo điều kiện để tăng tỷ lệ phụ nữ được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm; cải tiến quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian trong quá trình giải ngân; mở rộng hình
thức vay; lãi vay cho phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, giảm lãi, miễn lãi hoặc xóa nợ vay ngân hàng trong những trường hợp không trả được nợ do những nguyên nhân khách quan; nâng hạn mức cho vay sát với thực tế phát triển kinh tế.
* Về phía chính quyền địa phương
Tư vấn hỗ trợ hộ trong vấn đề kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Đối với những nông hộ có các mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, cán bộ địa phương cần phổ biến các mô hình đó cho các hộ khác để các hộ khác có thể học hỏi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.
Liên kết mạnh mẽ hơn không chỉ ở hội phụ nữ mà cả hội thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân… cùng chung tay tạo điều kiện để các hộ có nhu cầu vay được vốn, vươn lên thoát nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, cải thiện đời sống nông hộ.
Đặc biệt là phải tìm hướng ra tốt nhất cho các sản phẩm nông nghiệp tránh tình trạng bấp bênh của thị trường dẫn đến rủi ro về giá lớn.