Lao động nữ trong việc nắm bắt nguồn lực của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.11. Lao động nữ trong việc nắm bắt nguồn lực của hộ

Đất đai là một nhân tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng phần lớn các hộ được điều tra đều cho thấy rất ít phụ nữ được làm chủ nguồn đất đai và đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Bảng 3.16. Lao động nữ trong việc nắm quyền sử dụng đất Nội dung Số lượng Tỷ lê ̣ phần trăm

Đối tượng Nam 123 54,7

Nữ 29 19,6

Cả hai 58 25,8

Tổng 210 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ điều tra hộ, năm 2016)

Việc cả hai vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng người phụ nữ sẽ cảm thấy phấn khởi vì được làm chủ tài sản gia đình ngang với chồng, vị thế của họ được nâng lên trong gia đình cũng như trong xã hội, góp phần thay đổi tính gia trưởng ở một bộ phận nam giới, từ đó tạo tâm lý thoải mái cho cả gia đình dẫn tới không khí gia đình đầm ấm, kinh tế gia đình phát triển tuy nhiên chỉ có 25,8% hộ điều tra làm được điều này. Thực tế cho thấy có tới 54,7% người chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khi đó chỉ có 19,6% người

vợ được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nguyên nhân là do nhận thức của các thành viên trong gia đình đều cho rằng việc người chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là đương nhiên, hay người chồng gia trưởng chỉ muốn đứng một tên chưa tạo điều kiện để người vợ được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng cũng có trường hợp phụ nữ còn từ chối quyền đứng tên trong sổ đỏ. Chính điều này dẫn tới sự bất công bằng trong việc sở hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa lao động nữ và nam giới vì theo luật đất đai quy định, người đứng tên trong sổ đỏ đất có quyền quyết định với thửa đất mà mình là chủ sở hữu. Như vậy, về mặt pháp lý nam giới có quyền quyết định đến đất cũng như mục địch sử dụng đất vào mục đích gì. Người phụ nữ mất quyền với đất đai trong mọi trường hợp chỉ có thể tham gia trao đổi ý kiến cùng bàn bạc góp ý với người chồng. Đây là chưa kể đến khó khăn của phụ nữ trong trường hợp cần vay vốn tín dụng của Nhà nước hay được quyền chủ động trồng cây gì, gieo hạt gì đạt năng suất cao...

Để nâng cao tỷ lệ 2 vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính quyền xã cần: nâng cao công tác tuyên truyền, nhận thức cho người dân, vận động giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích và tác động tích cực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2 tên đặc biệt là các gia đình nghèo...

3.2.12. Lao động nữ trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe

Sức khoẻ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác. Không có sức khoẻ thì người lao động không thể tham gia sản xuất hay bất kỳ công việc gì khác. Mức độ sử dụng các dịch vụ y tế phụ thuộc vào nhiều vấn đề liên quan như khả năng về tài chính, sự hiểu biết về từng loại hình dịch vụ y tế.

Bảng 3.17. Mức độ sử dụng dịch vụ và chăm sóc sức khỏe của lao động nữ tại các hộ điều tra

DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Nội dung Số lượng (lượt) Tỷ lê ̣ phần trăm (%)

Loại hình

Bệnh viê ̣n 64 28,4

Trạm xá 106 47,1

Y tế 40 24,5

Tổng 210 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra hộ tại xã Đồng Bẩm, năm 2016)

Biểu đồ 3.9. Mức độ sử dụng dịch vụ và chăm sóc sức khỏe của lao động nữ tại các hộ điều tra

(Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra hộ tại xã Đồng Bẩm, năm 2016)

Hiện nay, với chủ trương về xã hội hóa về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đã có nhiều dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe mở ra, góp một phần vào việc bảo vệ sức khỏe chung của cộng đồng. Qua biểu đồ có thể thấy trong những năm qua lao động nữ tạo địa phương cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân vì vậy tỷ lệ lao động nữ tham tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng tăng, họ thường tham gia các dịch vụ y tế tại trạm xá của địa phương chiếm từ 47,1% do chất

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Có 24,5% tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và 28,4% tham gia khám chữa bệnh tại các bệnh viện khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe đòi hỏi sử dụng máy móc hiện đại và trình độ kỹ thuật cao.

Bảng 3.18. Tỷ lệ sử dụng biện pháp KHHGĐ

TỶ LỆ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP KHHGĐ

Nội dung Số lượng (hộ) Tỷ lê ̣ (%)

Biện pháp

Đă ̣t vòng 28 12,4

Bao cao su 87 38,7

Thuố c tránh thai 58 25,8

Biện pháp khác 31 13,8

Không sử dụng 6 9,4

Tổng 210 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ điều tra hộ, năm 2016)

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ sử dụng biện pháp KHHGĐ

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ điều tra hộ, năm 2016)

Qua biểu đồ cũng cho thấy trong những năm gần đây trên địa bàn xã các hộ gia đình đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kế hoạch hóa gia đình, vì vậy tỷ lệ thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình ở các hộ khá

cao. Tỷ lệ sử dụng bao cao su là 38,7%, thuốc tránh thai là 25,8% đây là hai biện pháp an toàn, hữu hiệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay, một số biện pháp như đặt vòng và các biện pháp khác cũng được áp dụng. Việc áp dụng các biện pháp KHHGĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ và phát triển kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, một bộ phận chị em chưa nhận thức đầy đủ vấn đề này, nên dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn phải nạo, phá thai, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ tỷ lệ này rất ít chỉ chiếm 9,4%.

3.3. Phân tích các yếu tố tác động tới lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Đồng Bẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)