Giải quyết vấn đề bất bình đẳng về việc làm và thu nhập cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 106 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Giải quyết vấn đề bất bình đẳng về việc làm và thu nhập cho lao động

động nữ

* Vấn đề việc làm

Để tránh tình trạng sản xuất nông nghiệp theo kiểu cũ: sản xuất nhỏ, manh mún, thủ công, lạc hậu... chuyển sang sản xuất đi vào thâm canh, chuyên canh, khoa học công nghệ được ứng dụng một cách rộng rãi, sản xuất gắn với thị trường... đòi hỏi lao động nữ tại địa phương phải đào tạo nâng cao tay nghề nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, mở rộng sản xuất... bên cạnh đó việc nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong, tinh thần trong lao động đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nữ.

Gắn chặt khoa học công nghệ với sản xuất, sản xuất với khoa hoc công nghệ, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển bằng cách tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ như trang thiết bị máy móc, công cụ lao động hiện đại vào sản xuất sẽ giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí đầu tư, tiết kiệm thời gian trong lao động cho lao động nữ nhất là trong lúc mùa vụ khẩn trương.

Tổ chức phát triển các nghề phụ, phi nông nghiệp là một trong những giải pháp giải quyết tạo thêm việc làm cho lao động nữ trong lúc nông nhàn và xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao ở nhiều địa phương. Bên cạnh hỗ trợ về vốn vay và tăng cường những hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người dân để các hộ mở rộng quy mô sản xuất, thì việc khai thác các ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ để lao động nữ chủ động thêm các nguồn thu trong khi nông nghiệp chưa thể tăng sản lượng là rất cần thiết. Để làm được điều này phải biết tận dụng các nguồn lực sẵn có của hộ gia đình và của địa phương để

đào tạo, bồi dưỡng dạy nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, yêu cầu ngành nghề của địa phương và tạo điều kiện khuyến khích để cho người nghèo học hỏi lẫn nhau phát triển các ngành nghề mới để giảm nghèo.

* Bất bình đẳng về thu nhập

Thứ nhất, trước mắt cũng như lâu dài vấn đề nâng cao các kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động nữ là yếu tố then chốt cần được ưu tiên bởi vấn đề này được xem là một yếu tố chính hạn chế các cơ hội kinh tế của người phụ nữ. Vấn đề này nếu được chú trọng sẽ giúp nâng cao vị thế của lao động nữ để có thể từng bước cạnh tranh bình đẳng với nam giới. Đây là vấn đề quyền con người mà nếu được giải quyết sẽ tăng cường khả năng của phụ nữ trong việc nâng cao vị trí, quyền lực và tiếng nói của mình trong cả gia đình và xã hội.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa khuôn khổ pháp lý nói chung (cả xây dựng chính sách, thực hiện chính sách) đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, chống phân biệt đối xử với phụ nữ… Sự phân biệt đối xử tồn tại đương nhiên vì phụ nữ phần lớn đang làm những công việc có tay nghề thấp và cho thu nhập thấp, điều đó hạn chế các cơ hội phát triển về mọi mặt.

Thứ ba, thúc đẩy giáo dục, cơ hội tiếp cận giáo dục góp phần giảm bất bình đẳng giới trong nhận thức xã hội nói chung. Hiện nay phụ nữ vẫn phải mang gánh nặng bất cân đối việc nhà trong khi vẫn dành lượng thời gian khá tương đồng với nam giới để làm việc kiếm sống. Vấn đề này làm cho định kiến giới tồn tại dai dẳng, là một trong những căn nguyên cơ bản của bất bình đẳng giới, cần ưu tiên giải quyết vấn đề này vì nó có tác động tới số lượng người rất lớn - đại đa số lao động nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)