5. Kết cấu của luận văn
4.2.7. Nâng cao vai trò của lao động nữ trong quyết định các vấn đề
Tăng cường công tác tuyên truyền một cách hiệu quả thông qua việc đổi mới cách thức và nội dung tuyên truyền để nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng tiếp cận pháp luật và các dịch vụ pháp lý liên quan đến đất đai giúp lao động nữ hiểu rõ về luật đất đai, cũng như quyền lợi của phụ nữ khi làm chủ nguồn lực đất đai.
Do Luật tục truyền thống và tâm lý còn tự ty, rụt rè e ngại (sợ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, gia đình) làm phụ nữ bị giảm cơ hội được đứng tên trong GCNQSDĐ và tiếp cận tín dụng một cách chủ động. Vì vậy việc tuyên truyền đẳng giới trong lĩnh vực đất đai phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Qua đó giảm thiểu được vấn đề bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất sản xuất, đặc biệt là các hộ gia đình có chủ hộ nữ gặp bất lợi trong kênh thừa kế gia đình.
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở để tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp người dân giấy tờ nhà, đất theo quy định mới một cách hiệu quả nhất. Cải cách thủ tục hành chính trong cấp GCNQSDĐ tránh tình trạng rườm rà, mất thời gian.
Cần tăng cường phổ biến rộng rãi, thu hút sự cam kết và sự tham gia tích cực của các tổ chức phụ nữ cơ sở và các nhóm tư vấn sử dụng đất công để đảm bảo rằng phụ nữ tiếp cận đất đai dễ dàng. Và sau đó, cần tạo ra một hệ thống để có thể quản lý và đánh giá tác động đối với quyền sở hữu của phụ nữ
* Quyết định phân công lao động: Phần lớn là do người chồng quyết định. Các quyết định được đưa ra phần lớn chưa có sự bàn bạc mà chỉ mang tính chủ quan cho nên dễ gặp rủi ro trong hoạt động sản xuất của hộ.
Do vậy giải pháp quan trọng để nâng cao vị trí của nữ giới trong vấn đề này đòi hỏi trước tiên phải nâng cao trình độ cho lao động nữ, đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kết hợp với giáo dục tuyên truyền nhằm xoá bỏ tư tưởng phong
kiến “Trọng nam kinh nữ”, gia trưởng trong gia đình, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đưa quan điểm bình đẳng giới vào các lĩnh vực hoạch định chính sách, vào nghị quyết, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia quản lý nhà nước và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã, từ đó để góp phần nâng cao nhận thức và thấy được tầm quan trong của nữ giới trong việc ra quyết định các công việc trong gia đình. Vấn đề này phải được làm thường xuyên, liên tục.
* Quyết định tài chính
Trong quá trình đưa ra quyết định sử dụng tài chính, đều thấy rằng cả 2 vợ chồng cùng bàn bạc, nhưng nếu có sự không đồng thuận thì quyền quyết định thuộc về nam giới, vì thế cần tăng cường hơn nữa quyền của chị em, giúp chị em có tiếng nói trong gia đình.
Nâng cao kiến thức cho lao động nữ thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn… về các lĩnh vực sử dụng nguồn lực, sản xuất, quản lý và sử dụng tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Đây là biện pháp đầu tiên, cơ bản và quyết định nhằm nâng cao năng lực để lao động nữ có thể tiếp không ngần ngại, lo lắng đồng thời chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến tài chính của gia đình
Bên cạnh đó, chú trọng tham mưu cho các cấp đẩy mạnh công tác chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tạo điều kiện góp phần nâng cao nhận thức và thấy được tầm quan trong của lao động nữ trong việc ra quyết định tài chính trong gia đình.
4.2.8. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ
Trạm y tế xã cần nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng, định kỳ tổ chức khám bệnh và phát hiện bệnh sớm cho phụ nữ. Bên cạnh đó, cần tổ chức các buổi nói chuyện ở thôn, xóm cho các nhóm gia đình về kiến thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người phụ nữ.
huấn hướng dẫn kỹ thuật các khâu bảo vệ thực vật (phun thuốc trừ sâu, vãi phân bón,...), bảo vệ súc vật nuôi ở gia đình (tiêm phòng cho trâu, bò, lợn, gà), cũng như các khâu cày bừa đúng cách và hiệu quả nhất, giúp phụ nữ giảm bớt các khâu lao động nặng nhọc, độc hại.
Khuyến khích khả năng tham gia hoạt động cộng đồng của nữ, tổ chức các hoạt động truyền thông dân số nhằm thu hút sự tham gia của lao động nữ. Nêu cao vai trò của nam giới trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình, nâng dần tỷ lệ lao động nam thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình để lao động nữ có điều kiện chăm sóc sức khỏe đối với chính họ và chăm sóc gia đình tốt hơn.
Hàng tháng cần phát các thông tin về chăm sóc sức khoẻ y tế trên các phương tiện thông tin địa phương. Thông qua các tổ chức đoàn thể để nâng cao sự hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ