5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Số liệu Chi cục thống kê của thành phố Thái Nguyên; các ngành có liên quan như phòng Lao động - TBXH, Phòng NN & PTNT, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh và thành phố Thái Nguyên, xã Đồng Bẩm; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của thành phố Thái Nguyên và xã Đồng Bẩm. Các sách báo, tạp chí,… có liên quan đến vấn đề sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
+ Chọn điểm điều tra và mẫu điều tra theo mục 2.2.1 ở trên.
+ Nội dung của phiếu điều tra hộ gồm những thông tin chủ yếu sau: Về tình hình chung; Điều kiện sản xuất; Sự phân công lao động cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và hoạt động khác; Người ra quyết định đối với các hoạt động đó; Tình hình đầu tư cho sản xuất...Những khó khăn khi hộ do nữ quản lý sản xuất,….
+ Sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ bằng phiếu mẫu lập sẵn.
2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Trên cơ sở thông tin đã thu thập qua phiếu điều tra được tổng hợp từng tiêu thức phân tổ theo nhóm trên máy vi tính bằng phần mềm Ecxel.
2.2.2.4. Phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích so sánh theo dãy số thời gian và các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, mô tả sự biến động và xu hướng vận động của hiện tượng kinh tế, xã hội .
- Dùng phương pháp hồi quy tương quan: Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới lao động nữ của xã Đồng Bẩm. Hàm CobbDouglas như sau:
Trong đó: Yi là biến phụ thuộc, phản ánh thu nhập bình quân trong năm của hộ; Xác định hiệu quả vốn đầu tư, lượng phân bón cho một sào đất sản xuất.
X1i, X2i... là các biến độc lập (biến giải thích) như: Tuổi, Trình độ văn hoá; Số năm kinh nghiệm.
D1i, D2i... các biến giả như: Giới tính của chủ hộ,...