5. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Tình hình sử dụng lao động nữ trực tiếp tham gia sản xuất
Để phát triển kinh tế hộ gia đình, thì một vấn đề không thể thiếu đó là vai trò của người phụ nữ. Phụ nữ không chỉ tham gia lao động chính trong các công việc phụ trong gia đình, mà họ còn có vai trò quan trọng trong quản lý điều hành sản xuất của hộ. Quyền làm chủ hộ trên các địa bàn nghiên cứu xác định được tỷ lệ lao động nữ với vai trò trực tiếp quản lý, điều hành và trực tiếp tham gia sản xuất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.8. Tỷ lệ lao động nữ tham gia quản lý và trực tiếp sản xuất
(ĐVT: %)
Chỉ tiêu Giới tính Nhóm hộ có thu nhập khá
Nhóm hộ có thu nhập TB, thấp 1. Lao động tham gia
quản lý sản xuất Nữ 36,33 32,54 Nam 63,67 67,46 Tổng số 100 100 2. Lao động trực tiếp sản xuất Nữ 53,33 69,15 Nam 46,67 30,85 Tổng số 100 100
(Nguồn số liệu: Báo cáo điều tra, đánh giá hàng năm của Hội phụ nữ xã Đồng Bẩm, năm 2016)
Thông qua số liệu phân tích từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ nữ làm chủ hộ với vai trò tham gia quản lý sản xuất thấp. Tỷ lệ nữ tham gia quản lý sản xuất ở nhóm hộ có thu nhập khá chiếm 36,33%, còn ở nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp chỉ chiếm có 32,54%. Nhưng tỉ lệ nữ trực tiếp sản xuất tại địa phương ở cả hai nhóm hộ lại luôn cao hơn nam giới: ở nhóm hộ có thu nhập khá là 53,33%, tỷ lệ nam giới trực tiếp sản xuất chiếm 46,67%; ở nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp là tỷ lệ nữ giới là 69,15% trong khi đó nam giới chỉ chiếm 30,85%. Vai trò của phụ nữ trong việc quản lý gia đình còn thấp là
trong gia đình. Mặc dù, người đàn ông không phải là lực lượng chính trực tiếp tham gia sản xuất, không mang lại nguồn thu chính cho gia đình nhưng họ luôn được đề cao, luôn được coi là giường cột trong gia đình. Tâm lý trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến trong các gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo, các gia đình mà trình độ dân trí, trình độ chuyên môn thấp.
Lao động nữ trực tiếp quản lý và tham gia sản xuất trên hai phương diện về yếu tố tích cực và yếu tố hoàn cảnh tạo nên. Xét trên phương diện tích cực cho thấy thứ nhất là phần lớn lao động nữ đều từ gia đình làm nông nghiệp nên việc đồng áng là thói quen trong lao động hàng ngày của họ cụ thể như sau:
Bảng 3.9. Các yếu tố dẫn tới nữ giới tham gia quản lý sản xuất
ĐVT: % Các yếu tố Trung bình Xóm Xóm Đông Đồng Bẩm Văn Thánh Tân Hương Nhị Hòa Tân Thành 1 I. Yếu tố tích cực 77,42 74,41 78,41 76,76 80,27 77,6 77,05
1. Công việc thường xuyên 42,18 40,16 41,89 40,08 43,88 42,02 45,05 2. Lao động chính trong
hoạt động nông nghiệp của gia đình
35,24 34,25 36,52 36,68 36,39 35,58 32,00
II. Yếu tố hoàn cảnh 22,58 25,59 21,59 23,24 19,73 22,4 22,95
1. Góa chồng 8,96 10,07 8,50 8,20 8,35 9,06 9,56 2. Đã ly dị 4,47 6,60 6,18 5,51 2,66 3,12 2,77 3. Chồng công tác xa nhà 6,30 5,82 4,89 6,01 5,56 7,69 7,82 4. Chăm sóc bố mẹ đau
yếu, bệnh tật 2,86 3,01 2,02 3,52 3,16 2,53 2,80
(Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu từ báo cáo điều tra, đánh giá hàng năm của Hội phụ nữ xã Đồng Bẩm, năm 2016)
Đối với yếu tố tích cực, yếu tố công việc thường xuyên là yếu tố lớn nhất quyết định đến việc lao động nữ trực tiếp tham gia quản lý chiếm tỷ lệ 42,18%, tiếp đến là yếu tố lao động chính trong hoạt động nông nghiệp của gia đình chiếm tỷ lệ 35,24%. Đối với các yếu tố hoàn cảnh thì yếu tố do người chồng đi công tác xã hội (như bộ đội, công an và các ngành khác) là 6,03%, tỷ lệ lao động nữ trực tiếp tham gia quản lý do nguyên nhân góa chồng chiếm tỷ lệ cao nhất tới 8,96%, các nguyên nhân khác như do ly dị chiếm 4,47%, chỉ có 2,86% là do hoàn cảnh bố mẹ đẻ đau yếu, bệnh tật mà người chồng phải trông nom. Như vậy, có thể thấy các yếu tố có tính tích cực chiếm tỷ lệ cao trong việc lao động nữ trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, tính trung bình cho 6 xóm trên địa bàn xã đạt tới 77,72%, yếu tố do hoàn cảnh chỉ chiếm tỷ lệ thấp 22,58%. Để lao động nữ trên địa bàn xã thực sự khẳng định được vị trí, nâng cao tỷ lệ quản lý và điều hành sản xuất trong thời gian tới xã Đồng Bẩm cần có những giải pháp hiệu quả.
3.2.6. Lao động nữ trong việc ra quyết định phân công lao động trong gia đình
Trong cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình, thì người phụ nữ hay người đàn ông đều tham gia các công việc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi hay làm thuê, hay tham gia vào kinh doanh buôn bán, dịch vụ và có sự phân công tương đối rõ ràng. Theo các số liệu tổng hợp trong báo cáo hàng năm của Hội phụ nữ xã thì ở cả hai nhóm hộ có thu nhập khá với nhóm hộ có thu nhập TB và thấp thì lao động nam thường làm những công việc nặng nhọc như: Cây, bừa, vận chuyển, phun thuốc trừ sâu… trong chăn nuôi như: Làm chuồng trại, mua thức ăn, mua giống… Còn lao động nữ chủ yếu tham gia vào những hoạt động đòi hỏi tính khéo léo tỉ mỉ, nhẹ nhàng hơn như: Gieo cấy, tưới tiêu, làm cỏ… và trong chăn nuôi như cho ăn, vệ sinh chuồng trại, bán sản phẩm… Ngoài ra, trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rất rõ qua các công việc mà người phụ nữ và nam giới
đảm nhiệm, ta cũng nhận thấy sự đóng góp của các lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Song sự đóng góp đó thường được đánh giá thấp hơn so với nam giới.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ, các hộ gia đình có nhiều hoạt động sản xuất như: Trồng lúa, trồng hoa mầu, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gà, vịt, lợn… Trong quá trình điều tra các hộ trên địa bàn xã Đồng Bẩm, đã thu thập và phân tích về quá trình phân công lao động và ra quyết định trong sản xuất nông nghiệp kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.10. Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong trồng trọt của các nhóm hộ điều tra
ĐVT:%
Công việc trong sản xuất
Nhóm hộ có thu nhập khá Nhóm hộ có thu nhập TB và thấp Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Người ra quyết định 1. Giống cây trồng 34,42 52,74 12,84 44,56 41,21 14,23 2. Kỹ thuật canh tác 32,56 55,29 12,15 45,57 39,41 15,02 3. Mua công cụ sản xuất 38,48 50,63 10,89 42,38 48,69 8,93 4. Mua vật tư nông nghiệp 31,55 60,67 7,78 46,64 39,71 13,65 5. Bán sản phẩm 24,26 60,29 15,45 56,49 36,22 7,29 6. Thuê phương tiện lao động 55,62 36,3 8,08 53,23 36,05 10,72
Người thực hiện các khâu trong công việc
1. Làm đất 52,04 39,84 8,12 39,71 50,97 9,32
2. Gieo cấy 16,05 75,31 8,64 11,8 82,39 5,81
3. Bón phân, làm cỏ 11,65 81,28 7,07 10,15 80,43 9,42 4. Tưới tiêu nước 9,75 83,08 7,17 46,83 42,68 10,49 5. Phun thuốc trừ sâu 60,12 30,68 9,2 37,68 48,8 13,52 6. Thu hoạch 41,21 47,13 11,66 43,11 44,81 12,08 7. Bán sản phẩm 9,7 73,23 17,07 32,51 53,34 14,15
(Nguồn số liệu: Báo cáo điều tra thực trạng lao động và việc làm hàng năm của Hội phụ nữ xã Đồng Bẩm, năm 2016)
Trong trồng trọt người có quyền quyết định các công việc sản xuất nông nghiệp có sự khác nhau giữa lao động nam và nữ. Người đứng ra quyết định các công việc sản xuất như: Giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, mua công cụ sản xuất, mua vật tư sản xuất nông nghiệp rồi đến bán sản phẩm có sự khác nhau giữa người vợ và người chồng. Trong việc quyết định trồng cây gì, giống nào thì trong nhóm hộ có thu nhập khá phụ nữ có quyền quyết định nhiều hơn so với nam giới 52,74%, nam giới tham gia quyết định chỉ có 34,56%. Còn ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp thì người quyết định nhiều hơn là nam giới 44,56%, lao động nữ tham gia quyết định là 41,21%. Tương tự với các công việc như quyết định kỹ thuật canh tác, mua dụng cụ sản xuất, mua vật tư sản xuất như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… rồi đến bán sản phẩm thì chủ yếu là do phụ nữ tham gia quyết định nhiều hơn so với nam giới trong nhóm hộ có thu nhập khá, và nam giới tham gia quyết định nhiều hơn phụ nữ trong nhóm hộ có thu nhập TB và thấp. Như vậy người phụ nữ có tham gia quyết định các công việc sản xuất trong trồng trọt có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ. Ở nhóm hộ có thu nhập khá, người phụ nữ tham gia quyết định sản xuất nhiều hơn so với phụ nữ ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp. Trong nhóm hộ có thu nhập khá người đàn ông trong gia đình thường tham gia các công việc xã hội hay tham gia vào các ngành kinh tế khác, do vậy họ giao quyền quyết định các công việc sản xuất nông nghiệp cho người vợ, họ chỉ tham gia đóng góp ý kiến. Còn ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp thì người đàn ông lại có quyền quyết định nhiều hơn vì quan niệm người đàn ông là người chủ trong gia đình nên họ sẽ đứng ra quyết định các công việc trong sản xuất.
Trên là người ra quyết định, vậy trong gia đình ai sẽ là người đúng ra thực hiện các công việc trong sản xuất. Qua bảng số liệu 3.10, ta thấy đối với việc làm đất và phun thuốc trừ sâu, đây là công việc nặng nhọc, độc hại đòi hỏi sức khoẻ, do vây công việc này thường do nam giới trong gia đình đảm
nhiệm, phụ nữ cũng tham gia nhưng không nhiều. Phụ nữ chỉ là người đứng ra đảm nhiệm những công việc còn lại: như gieo cấy nhóm thu nhập khá là 75,31%, nhóm có thu nhập trung bình và thấp chiếm tới 82,39%; trong việc bón phân tỷ lệ là 81,28% đối với nhóm có thu nhập khá, tỷ lệ này là 80,43% ở nhóm có thu nhập trung bình và thấp; có 83,08% nhóm thu nhập khá và 42,68% nhóm có thu nhập trung bình và thấp tham gia vào việc tưới nước tiêu nước; khâu thu hoạch thì có từ 44,81% đến 47,13%% là do phụ nữ ở hai nhóm hộ đảm nhiệm; cuối cùng là khâu bán sản phẩm thì có từ 53,34% đến 73,23% lao động nữ đứng ra thực hiện. Như vậy trong trồng trọt, lao động nữ là lao động chính trong hộ, họ tham gia trong tất cả các công đoạn sản xuất, và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất.
Trong chăn nuôi: Phân công lao động và người ra quyết định đối với các công việc trong chăn nuôi được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 3.11. Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra
(ĐVT:%)
Công việc trong sản xuất
Nhóm hộ có thu nhập khá Nhóm hộ có thu nhập TB và thấp Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Người ra quyết định 1. Giống nuôi 53,87 35,04 11,09 45,52 42,19 12,29 2. Kỹ thuật nuôi 55,71 34,78 9,51 36,89 48,06 15,05 3. Quy mô 56,06 36,18 7,76 49,01 43,31 7,68 4. Mua vật tư 62,35 32,12 5,53 43,35 47,92 8,73 5. Bán sản phẩm 63,02 24,63 12,35 36,15 55,03 8,82
Người thực hiện các khâu trong công việc
1. Làm chuồng trại 68,03 17,21 14,76 47,83 44,63 7,54 2. Mua giống 49,41 43,06 7,53 39,96 52,41 7,63 3. Mua thức ăn, chăn nuôi thú y 49,62 42,69 7,69 38,81 52,1 9,09 4. Cho ăn, vệ sinh chuồng trại 25,5 70,36 4,14 26,71 70,17 3,12 5. Bán sản phẩm 19,14 60,18 20,68 21,35 56,46 22,19
(Nguồn số liệu: Báo cáo điều tra thực trạng lao động và việc làm hàng năm của Hội phụ nữ xã Đồng Bẩm, năm 2016)
Qua bảng 3.11 Có thể thấy giống nuôi, kỹ thuật nuôi, quy mô, mua vật tư, bán sản phẩm thì từ 53,87% - 63,02% nam giới có quyền quyết định, từ 24,63% - 36,18% là do người phu nữ quyết định trong các hộ thuộc nhóm hộ có thu nhập khá. Trong nhóm hộ có thu nhập TB và thấp thì nam giới cũng tham gia quyết định là chủ yếu trong các công việc giống nuôi, quy mô sản xuất chiếm tỷ lệ từ 45,52% - 49,01%, còn các công việc như: Kỹ thuật nuôi, mua vật tư, và bán sản phẩm lại do người phu nữ quyết định là chủ yếu chiếm từ 47,92% - 55,03% nhưng nam giới vẫn cùng tham gia đóng góp ý kiến và bàn bạc. Người thực hiện trực tiếp các công việc trong chăn nuôi cũng có sự khác nhau giữa lao động nam và lao động nữ. Ở nhóm hộ có thu nhập khá, các công việc như làm chuồng trại, mua giống, mua thức ăn thì từ 49,41% - 68,03% là do nam giới làm trực tiếp còn phụ nữ chỉ tham gia phụ giúp, còn các công việc nhẹ nhàng, cần mẫn như: Cho ăn, vệ sinh chuồng trại và bán sản phẩm thì từ 70,36% - 60,18% là do người phụ nữ đảm nhiệm. Ở các nhóm hộ có thu nhập TB và thấp thì các công việc trong chăn nuôi đều do người phụ nữ làm là chủ yếu, chỉ có công việc làm chuồng trại thì nam giới phải làm nhiều 47,83%, nhưng cũng có tới 44,63% lao động nữ cũng đảm nhận công việc này cùng với nam giới. Như vậy tỉ lệ giữa nam giới và phụ nữ tham gia công việc làm chuồng trại có tỷ lệ gần ngang nhau không chênh lệch nhiều.
Mặc dù, người phụ nữ cũng tham gia các công việc lao động cùng người đàn ông trong mọi hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, người phụ nữ vẫn lệ thuộc người chồng quá nhiều. Chẳng hạn, khi chọn mua các loại cây giống, con giống hay phân bón thì người phụ nữ dù đã hỏi ý kiến mọi người xung quanh để tham khảo nhưng về nhà, vẫn phải hỏi người chồng và lý do đơn giản là người chồng là người quyết định mọi thứ, và có kinh nghiệm trong công việc nông nghiệp.