5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ tại xã Đồng
Đồng Bẩm
3.2.3.1. Phân loại lao động nữ xã Đồng Bẩm theo trình độ văn hóa * Phân theo giới
So sánh trình độ văn hóa giữa lao động nam và lao động nữ ở khu vực nông thôn có sự chênh lệch được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.4. Trình độ văn hóa của lao động trong nông nghiệp theo giới
ĐVT:%
Phân cấp trình độ văn hóa Nam Nữ So sánh giữa nam và nữ
1. Chưa học hết tiểu học 54,3 45,7 8,6
2. Tốt nghiệp tiểu học 60,6 39,4 21,2
3. Trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở 55,01 44,99 10,02 4. Trình độ phổ thông trung học 56,8 43,2 13,6
5. Trình độ trung cấp 65,9 34,1 31,8
6. Trình độ cao đẳng 60,7 43,3 17,4
7. Trình độ đại học 59,98 40,02 19,96
(Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo của xã từ cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông dân nông thôn trên địa bàn toàn thành phố Thái Nguyên, năm 2016)
Có thể thấy dù ở bất cứ cấp học nào thì trình độ văn hóa của lao động nam vẫn cao hơn trình độ văn hóa của lao động nữ thấp nhất là 8,6% và cao nhất là 41,2%. Vì vậy lao động nam thường có nhiều cơ hội để phát triển và tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ của họ hơn so với lao động nữ.
* Phân theo trình độ học vấn 27.65 25.37 16.42 12.78 9.3 5.12 3.36 0 5 10 15 20 25 30 Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp PTTH
Trung cấp Cao đẳng Đại học
Biểu đồ 3.5. Trình độ học vấn của lao động nữ trong nông nghiệp xã Đồng Bẩm
(Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo của xã từ cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn toàn thành phố Thái Nguyên, năm 2016)
Tỷ lệ lao động nữ trong nông nghiệp tại địa phương đã tốt nghiệp trung học cơ sở là 16,42%, tốt nghiệp PTTH chiếm 12,78% đây là một điều kiện rất thuận lợi vì với trình độ này sẽ giúp lao động nữ tiếp cận với phương thức sản xuất mới, và khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động nâng cao giá trị kinh tế trong nông nghiệp, bên cạnh đó cũng giúp họ có điều kiện phát triển thêm trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành phi nông nghiệp qua các hình thức đào tạo nghề.
Tuy nhiên lực lượng lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp chưa tốt nghiệp tiểu học còn chiếm tỷ lệ khá cao 27,65% trong tổng lao động nữ toàn xã, bậc tiểu học chiếm tỷ lệ 25,37% số lao động này chủ yếu là nằm ở lứa tuổi
khăn. Do vậy gánh nặng về kinh tế đã làm cho họ không có điều kiện đi học, phải nghỉ học sớm để giúp đỡ gia đình trong sản xuất nông nghiệp, với trình độ này chỉ giúp lao động nữ biết đọc, biết tính toán, việc tìm hiểu và học hỏi những kiến thức mới về nông nghiệp sẽ gặp nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây tỷ lệ lao động nữ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học tại địa phương đang ngày càng được nâng lên nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp trình độ trung cấp 9,3%, cao đẳng là 5,12% và trình độ Đại học chỉ chiếm tỷ lệ 3,36% vì với trình độ này phần lớn là thuộc lực lượng lao động trẻ nên họ không mặn mà và không muốn tham gia hoặc tham gia rất ít vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà thường tham gia vào các ngành kinh tế khác như dịch vụ, thương mại hay xây dựng… như vậy họ sẽ có nhiều điều kiện để phát triển và mức thu nhập trong các ngành này cũng cao hơn rất nhiều so với mức thu nhập khi tham gia sản xuất nông nghiệp.
3.2.3.2. Phân loại lao động nữ xã Đồng Bẩm theo trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn của lao động nữ trên địa bàn xã còn thấp, hầu hết là lao động chưa được qua đào tạo chuyên môn chỉ có 38% lực lượng lao động của xã là đã qua đào tạo. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp tỷ lệ này còn thấp hơn chủ yếu là rơi vào lực lượng lao động nữ. Trình độ chuyên môn của lao động nữ trên địa bàn xã được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.5. Trình độ chuyên môn của lao động nữ trong nông nghiệp xã Đồng Bẩm
Phân cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Tổng số 2.370 100,00
1. Chưa qua đào tạo 1.469 62,0
2. Đã qua đào tạo nghề và tương đương 627 26,46
3.Trung học chuyên nghiệp trở lên 274 11,54
(Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo của xã từ cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông dân nông thôn trên địa bàn toàn thành phố Thái Nguyên, năm 2016)
Qua bảng tổng hợp trình độ chuyên môn của lao nữ xã Đồng Bẩm năm 2016. Tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo chiếm 62%, số lao động nữ đã qua đào tạo nghề và tương đương là 26,46%, chỉ có 11,54% số lao động nữ đã học trung học chuyên nghiệp trở lên. Trình độ chuyên môn thấp một phần là do nền kinh tế, một phần là do tâm lý của người dân vẫn còn nặng nề, cổ hủ, cho rằng làm nông nghiệp thì không cần đi học, cha truyền con nối. Tuy nhiên, xã đang cố gắng từng bước để nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nữ bằng các chính sách về giáo dục như mở rộng, khuyến khích các lao động nữ đi học nghề, liên kết với các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề, hội nông dân… của tỉnh và thành phố mở lớp đào tạo nghề ngay tại địa phương. Xã còn thực hiện nhiều chính sách ưu đãi như phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, ngân hàng nông nghiệp trợ cấp đi học cho con em hộ nghèo, vay tiền trong thời gian dài với lãi suất thấp… tạo điều kiện cho các gia đình khuyến khích con em mình học lên cao nâng cao kiến thức, nghề nghiệp và trình độ tay nghề chuyên môn, phục vụ phát triển kinh tế của hộ.