Bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Đồng Bẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Đồng Bẩm

Việc sử dụng lao động nữ sao cho hợp lý và hiệu quả là một trong những vấn đề rất phức tạp vì vậy xã Đồng Bẩm cần:

- Sử dụng lao động nữ một cách hợp lý theo trình độ sẽ giúp họ phát huy được tài năng trí tuệ, tay nghề và ra sức phấn đấu vươn lên về mọi mặt.

- Sử dụng lao động nữ hợp lý không chỉ đơn thuần là dựa vào kỹ năng, trình độ chuyên môn nhằm đạt hiệu quả kinh tế trước mắt mà còn phải đảm bảo sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững và sự bình đẳng giới.

- Có chính sách hỗ trợ vay vốn, phát triển kinh tế... tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho lao động nữ phát triển kinh tế. Đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hệ thống dịch vụ xã hội ở nông thôn vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ vừa san sẻ bớt gánh nặng công việc nội trợ gia đình.

- Có chính sách nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức và hiểu biết của lao động nữ, để họ có điều kiện và cơ hội ngày càng thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình, đồng thời có điều kiện chủ động và tích cực tham gia vào quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Để lao động nữ trong nông nghiệp ngày càng phát huy được tiềm năng sáng tạo, ngày càng trở thành chủ nhân đích thực của xã hội nông thôn thời kỳ CNH-HĐH vấn đề mang tính quyết định là những chính sách, chương trình, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn và người phụ

nữ cần thấm nhuần quan điểm giới. Quan điểm giới hơn lúc nào hết đó là chìa khóa cho sự tiến bộ và phát triển thực sự của phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Đồng Bẩm thời gian qua như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Đồng Bẩm như thế nào?

- Cần phải thực hiện các giải pháp gì để tăng cường sử dụng có hiệu quả lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Đồng Bẩm trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu và chọn hộ nghiên cứu

Toàn xã Đồng Bẩm bao gồm 10 xóm trong đó có 6 xóm chuyên về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là: Đồng Bẩm, Tân Hương, Nhị Hòa, Văn Thánh, Tân Thành 1 và xóm Đông. Lựa chọn 6 xóm chuyên sản xuất nông nghiệp để điều tra. Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên về hộ điều tra. Theo công thức SLOVIN n = N/(1+Ne2) cho điều tra xã hội học có thể xác định được số lượng tổng thể. Trong đó n - là số hộ mẫu cần thiết để đại diện; N - là tổng số hộ sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Bẩm; e - là sai số cho phép trong đề tài lấy là 5%.

Phân bổ 210 hộ cho các xóm trong xã theo tỷ lệ hộ và chọn ngẫu nhiên các hộ điều tra trong xóm. Kết quả chọn mẫu được trình bày theo bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các hộ trong xã nghiên cứu

Tên xóm Số lượng hộ điều tra

Đồng Bẩm 48 Tân Hương 28 Nhị Hòa 30 Xóm Đông 40 Tân Thành 1 26 Văn Thánh 38 Tổng cộng 210

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Số liệu Chi cục thống kê của thành phố Thái Nguyên; các ngành có liên quan như phòng Lao động - TBXH, Phòng NN & PTNT, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh và thành phố Thái Nguyên, xã Đồng Bẩm; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của thành phố Thái Nguyên và xã Đồng Bẩm. Các sách báo, tạp chí,… có liên quan đến vấn đề sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

+ Chọn điểm điều tra và mẫu điều tra theo mục 2.2.1 ở trên.

+ Nội dung của phiếu điều tra hộ gồm những thông tin chủ yếu sau: Về tình hình chung; Điều kiện sản xuất; Sự phân công lao động cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và hoạt động khác; Người ra quyết định đối với các hoạt động đó; Tình hình đầu tư cho sản xuất...Những khó khăn khi hộ do nữ quản lý sản xuất,….

+ Sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ bằng phiếu mẫu lập sẵn.

2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Trên cơ sở thông tin đã thu thập qua phiếu điều tra được tổng hợp từng tiêu thức phân tổ theo nhóm trên máy vi tính bằng phần mềm Ecxel.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích so sánh theo dãy số thời gian và các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, mô tả sự biến động và xu hướng vận động của hiện tượng kinh tế, xã hội .

- Dùng phương pháp hồi quy tương quan: Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới lao động nữ của xã Đồng Bẩm. Hàm CobbDouglas như sau:

Trong đó: Yi là biến phụ thuộc, phản ánh thu nhập bình quân trong năm của hộ; Xác định hiệu quả vốn đầu tư, lượng phân bón cho một sào đất sản xuất.

X1i, X2i... là các biến độc lập (biến giải thích) như: Tuổi, Trình độ văn hoá; Số năm kinh nghiệm.

D1i, D2i... các biến giả như: Giới tính của chủ hộ,...

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình sử dụng lao động

+ Số lượng và cơ cấu lao động phân theo giới.

+ Số lượng và cơ cấu lao động phân theo ngành sản xuất - Số lượng và cơ cấu lao động trong nông nghiệp

- Số lượng và cơ cấu lao động tiểu thủ công nghiệp - Số lượng và cơ cấu lao động thương mại, dịch vụ. + Trình độ lao động nữ phân theo số lượng và tỷ lệ - Số lượng lao động chưa qua đào tạo

- Số lượng lao động đã qua đào tạo nghề

- Số lượng lao động có trình độ trung hoặc chuyên nghiệp trở lên.

- Dân số trong độ tuổi lao động hoạt động kinh tế: Bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 - 60, nữ từ 15 - 55) đang có việc làm hoặc không có việc làm và sẵn sàng làm việc trong năm (12 tháng).

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Tỷ lệ giữa số người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động trên tổng dân số trong độ tuổi lao động tính tại thời điểm đó.

- Tỷ lệ người có việc làm: Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế.

- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động được sử dụng trong năm.

- Tỷ lệ số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày có nhu cầu làm việc của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên.

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tham gia của lao động nữ trong các hộ điều tra

+ Đặc điểm của các hộ điều tra - Số lượng hộ phân theo giới tính - Số lượng hộ phân theo thu nhập - Số lượng hộ phân theo lứa tuổi

- Số lượng hộ phân theo trình độ văn hóa - Số lượng hộ phân theo kinh nghiệm - Số lượng hộ phân theo nhân khẩu.

- Tỷ lệ tham gia của lao động nữ trong quản lý sản xuất của hộ.

- Tỷ lệ tham gia lao động trực tiếp của lao động nữ trong sản xuất của hộ. - Tỷ lệ các yếu tố dẫn tới lao động nữ tham gia quản lý sản xuất.

- Tham gia của lao động nữ trong quyết định tài chính của hộ. - Tham gia của lao động nữ trong quyết định vay vốn của hộ. - Tiếp cận thông tin của lao động nữ trong gia đình.

Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐỒNG BẨM, THÀNH PHỐ

THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đồng Bẩm

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Bẩm là xã nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Thái Nguyên, là điểm nút giao thông quan trọng giáp với Trung tâm Thành phố Thái Nguyên và trung tâm Huyện Đồng Hỷ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ thương mại, trao đổi buôn bán, giao lưu văn hóa. Với tổng diện tích tự nhiên 402,37 ha, ranh giới hành chính xã được xác định như sau:

+ Phía Đông giáp xã Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên + Phía Tây giáp phường Quang Vinh của thành phố Thái Nguyên + Phía Nam giáp phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên

+ Phía Bắc giáp thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên Toàn xã bao gồm 10 xóm: Gia Bảy, Đồng Tâm, xóm Đông, Văn Thánh, Đồng Bẩm, Ao Voi, Tân Thành 2, Tân Hương, Tân Thành 1, Nhị Hoà.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên * Địa hình

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp.

- Nằm ven sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều Bắc - Nam.

- Hướng dốc chính của địa hình: Bắc - Nam.

* Khí hậu

- Chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. + Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời gian kéo dài, lượng mưa ít, lại gặp gió Đông Bắc khô, hanh nên rất khô hạn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Nhiệt độ: Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 25 °C. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất (tháng 6: 28.90C) và tháng lạnh nhất (tháng 1: 15.20C) là 13.70C.

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm dao động từ 1.300- 1.750 giờ; phân bố đều cho các tháng trong năm.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với cường độ lớn nên thường gây xói lở đất và lũ quét ven sông suối.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 87,58%. * Thủy văn

- Thủy văn của xã Đồng Bẩm chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Cầu, suối Linh Nham. Với lưu lượng khá tốt, chất lượng

nước cung cấp trực tiếp cho sản xuất và sinh hoạt.

3.1.1.3. Nguồn tài nguyên * Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 402,37 ha trong đó đất nông nghiệp là 191,81 ha chiếm 47,67%; Đất phi nông nghiệp là 179,38 ha chiếm 44,58% còn lại là đất chưa sử dụng là 31,18 ha chiếm 7,75%.

47,67 7,75

44,58

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1. Tình hình sử dụng đất của xã Đồng Bẩm năm 2016

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên năm 2016)

Đất đai của xã Đồng Bẩm rất phong phú và đa dạng, thích hợp cho việc hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày cũng như dài ngày. Nếu làm tốt công tác quy hoạch và thủy lợi thì sẽ góp phần vào việc khai thác tốt tiềm năng đất đai, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã.

Đất đai của xã khá đa dạng, phong phú phân bổ chủ yếu trên các địa hình bằng, trong những năm gần đây diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã có khá nhiều biến động nhiều qua các năm do tốc độ độ thị hóa diễn ra khá nhanh, nhiều dự án đã và đang triển khai trên địa bàn làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Diện tích đất chuyên dùng, đất ở, đất nuôi trồng thủy sản tăng qua các năm thì diện tích đất không sử dụng lại giảm đi theo các năm. Điều đó cho thấy chính quyền xã đã có nhiều chủ trương, kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, cần sự can thiệp của các đơn vị chức năng để đảm

bảo hiệu quả kinh tế trên diện tích đất sản xuất đem lại thu nhập và sự phát triển bền vững cho kinh tế của xã.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Bẩm năm 2016 TT HIỆU MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT DIỆN TÍCH CƠ CẤU (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 402,37 100,00 I Đất nông nghiệp 191,81 47,67

1 LUC Đất trồng lúa nước 96,44 23,97 2 LUK Đất trồng cây hàng năm còn lại 45,01 11,19 3 LNK Đất trồng cây lâu năm 47,56 11,82 4 DTS Đất thủy sản 0,9 0,22 5 Đất rừng phòng hộ 1,9 0,47

II Đất phi nông nghiệp 179,38 44,58

1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp 0,2 0,05 2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 7,78 1,93 3 Đất phát triển khu công nghiệp 0 0,00 4 Đất xử lý chôn lấp rác thải 0 0,00 5 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,34 0,08 6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,46 0,61 7 Đất Sông suối, mặt nước chuyên dùng 19,9 4,95 8 Đất hạ tầng kỹ thuật 35,86 8,91 9 Đất phi nông nghiệp khác 49,44 12,29 10 Đất quốc phòng 18,69 4,64 11 ONT Đất ở nông thôn 44,71 11,11

III BCS Đất chưa sử dụng 31,18 7,75

1 Đất bằng chưa sử dụng 28,76 7,15 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2,42 0,60

* Rừng

- Rừng: Toàn xã có 1,9 ha đất rừng chiếm 0,47% tổng diện tích, đây là diện tích rừng phòng hộ do nhà nước quản lý. Tài nguyên rừng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ đất đai mà còn có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

* Mặt nước

Diện tích 0,9 ha chiếm 0,22% tổng diện tích, chủ yếu là những ao hồ nhỏ của nhân dân được nhân dân quản lý sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản.

* Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của xã không nhiều, chỉ có một số khoáng sản có ý nghĩa kinh tế đối với xã đang được khai thác như: cát, sỏi ở ven sông Cầu.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số, lao động là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Năm 2016 toàn xã Đồng Bẩm có 1.666 hộ, với tổng số 7.150 nhân khẩu; Số người trong độ tuổi lao động: 4.648 người. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 1.641 người, chiếm 35,3 %; Dịch vụ - thương mại 2.014 người, chiếm 43,35%; Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 993 người, chiếm 21,35%. Nhìn chung tổng thể dân số của xã có xu hướng tăng dần, nhưng không gia tăng một cách đột biến gây ra các vấn đề nóng về dân số. Cơ cấu hộ và cơ cấu lao động đều có xu hướng chuyển dần từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nó hoàn toàn phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu của xã. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng dân số, đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục, cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… đang là những thách thức lớn cho sự

phát triển kinh tế - xã hội của xã. Sau đây là bảng thể hiện tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2014 - 2016:

Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động của xã Đồng Bẩm năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ I. Tổng số nhân khẩu (người) 6.986 100 7.072 100 7.150 100 101,23 101,10 101,17 - Nữ 3.697 52,92 3.751 53,04 3.647 51,01 101,46 97,23 99,34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)