Chỉ tiêu phản ánh tham gia của lao động nữ trong các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tham gia của lao động nữ trong các hộ điều tra

+ Đặc điểm của các hộ điều tra - Số lượng hộ phân theo giới tính - Số lượng hộ phân theo thu nhập - Số lượng hộ phân theo lứa tuổi

- Số lượng hộ phân theo trình độ văn hóa - Số lượng hộ phân theo kinh nghiệm - Số lượng hộ phân theo nhân khẩu.

- Tỷ lệ tham gia của lao động nữ trong quản lý sản xuất của hộ.

- Tỷ lệ tham gia lao động trực tiếp của lao động nữ trong sản xuất của hộ. - Tỷ lệ các yếu tố dẫn tới lao động nữ tham gia quản lý sản xuất.

- Tham gia của lao động nữ trong quyết định tài chính của hộ. - Tham gia của lao động nữ trong quyết định vay vốn của hộ. - Tiếp cận thông tin của lao động nữ trong gia đình.

Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐỒNG BẨM, THÀNH PHỐ

THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đồng Bẩm

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Bẩm là xã nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Thái Nguyên, là điểm nút giao thông quan trọng giáp với Trung tâm Thành phố Thái Nguyên và trung tâm Huyện Đồng Hỷ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ thương mại, trao đổi buôn bán, giao lưu văn hóa. Với tổng diện tích tự nhiên 402,37 ha, ranh giới hành chính xã được xác định như sau:

+ Phía Đông giáp xã Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên + Phía Tây giáp phường Quang Vinh của thành phố Thái Nguyên + Phía Nam giáp phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên

+ Phía Bắc giáp thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên Toàn xã bao gồm 10 xóm: Gia Bảy, Đồng Tâm, xóm Đông, Văn Thánh, Đồng Bẩm, Ao Voi, Tân Thành 2, Tân Hương, Tân Thành 1, Nhị Hoà.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên * Địa hình

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp.

- Nằm ven sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều Bắc - Nam.

- Hướng dốc chính của địa hình: Bắc - Nam.

* Khí hậu

- Chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. + Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời gian kéo dài, lượng mưa ít, lại gặp gió Đông Bắc khô, hanh nên rất khô hạn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Nhiệt độ: Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 25 °C. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất (tháng 6: 28.90C) và tháng lạnh nhất (tháng 1: 15.20C) là 13.70C.

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm dao động từ 1.300- 1.750 giờ; phân bố đều cho các tháng trong năm.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với cường độ lớn nên thường gây xói lở đất và lũ quét ven sông suối.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 87,58%. * Thủy văn

- Thủy văn của xã Đồng Bẩm chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Cầu, suối Linh Nham. Với lưu lượng khá tốt, chất lượng

nước cung cấp trực tiếp cho sản xuất và sinh hoạt.

3.1.1.3. Nguồn tài nguyên * Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 402,37 ha trong đó đất nông nghiệp là 191,81 ha chiếm 47,67%; Đất phi nông nghiệp là 179,38 ha chiếm 44,58% còn lại là đất chưa sử dụng là 31,18 ha chiếm 7,75%.

47,67 7,75

44,58

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1. Tình hình sử dụng đất của xã Đồng Bẩm năm 2016

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên năm 2016)

Đất đai của xã Đồng Bẩm rất phong phú và đa dạng, thích hợp cho việc hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày cũng như dài ngày. Nếu làm tốt công tác quy hoạch và thủy lợi thì sẽ góp phần vào việc khai thác tốt tiềm năng đất đai, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã.

Đất đai của xã khá đa dạng, phong phú phân bổ chủ yếu trên các địa hình bằng, trong những năm gần đây diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã có khá nhiều biến động nhiều qua các năm do tốc độ độ thị hóa diễn ra khá nhanh, nhiều dự án đã và đang triển khai trên địa bàn làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Diện tích đất chuyên dùng, đất ở, đất nuôi trồng thủy sản tăng qua các năm thì diện tích đất không sử dụng lại giảm đi theo các năm. Điều đó cho thấy chính quyền xã đã có nhiều chủ trương, kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, cần sự can thiệp của các đơn vị chức năng để đảm

bảo hiệu quả kinh tế trên diện tích đất sản xuất đem lại thu nhập và sự phát triển bền vững cho kinh tế của xã.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Bẩm năm 2016 TT HIỆU MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT DIỆN TÍCH CƠ CẤU (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 402,37 100,00 I Đất nông nghiệp 191,81 47,67

1 LUC Đất trồng lúa nước 96,44 23,97 2 LUK Đất trồng cây hàng năm còn lại 45,01 11,19 3 LNK Đất trồng cây lâu năm 47,56 11,82 4 DTS Đất thủy sản 0,9 0,22 5 Đất rừng phòng hộ 1,9 0,47

II Đất phi nông nghiệp 179,38 44,58

1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp 0,2 0,05 2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 7,78 1,93 3 Đất phát triển khu công nghiệp 0 0,00 4 Đất xử lý chôn lấp rác thải 0 0,00 5 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,34 0,08 6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,46 0,61 7 Đất Sông suối, mặt nước chuyên dùng 19,9 4,95 8 Đất hạ tầng kỹ thuật 35,86 8,91 9 Đất phi nông nghiệp khác 49,44 12,29 10 Đất quốc phòng 18,69 4,64 11 ONT Đất ở nông thôn 44,71 11,11

III BCS Đất chưa sử dụng 31,18 7,75

1 Đất bằng chưa sử dụng 28,76 7,15 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2,42 0,60

* Rừng

- Rừng: Toàn xã có 1,9 ha đất rừng chiếm 0,47% tổng diện tích, đây là diện tích rừng phòng hộ do nhà nước quản lý. Tài nguyên rừng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ đất đai mà còn có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

* Mặt nước

Diện tích 0,9 ha chiếm 0,22% tổng diện tích, chủ yếu là những ao hồ nhỏ của nhân dân được nhân dân quản lý sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản.

* Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của xã không nhiều, chỉ có một số khoáng sản có ý nghĩa kinh tế đối với xã đang được khai thác như: cát, sỏi ở ven sông Cầu.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số, lao động là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Năm 2016 toàn xã Đồng Bẩm có 1.666 hộ, với tổng số 7.150 nhân khẩu; Số người trong độ tuổi lao động: 4.648 người. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 1.641 người, chiếm 35,3 %; Dịch vụ - thương mại 2.014 người, chiếm 43,35%; Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 993 người, chiếm 21,35%. Nhìn chung tổng thể dân số của xã có xu hướng tăng dần, nhưng không gia tăng một cách đột biến gây ra các vấn đề nóng về dân số. Cơ cấu hộ và cơ cấu lao động đều có xu hướng chuyển dần từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nó hoàn toàn phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu của xã. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng dân số, đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục, cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… đang là những thách thức lớn cho sự

phát triển kinh tế - xã hội của xã. Sau đây là bảng thể hiện tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2014 - 2016:

Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động của xã Đồng Bẩm năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ I. Tổng số nhân khẩu (người) 6.986 100 7.072 100 7.150 100 101,23 101,10 101,17 - Nữ 3.697 52,92 3.751 53,04 3.647 51,01 101,46 97,23 99,34 - Nam 3.289 47,08 3.321 46,96 3.503 48,99 100,97 105,48 103,23 II. Tổng số lao động (người) 4.415 100 4.576 100 4.648 100 103,65 101,57 102,61

Chia theo giới

- Nữ 2.277 51,57 2.326 50,83 2.370 50,99 102,15 101,89 102,02 - Nam 2.138 48,43 2.250 49,17 2.278 49,01 105,24 101,24 103,24 Chia theo ngành - Nông nghiệp 1.638 37,10 1.643 35,90 1.641 35,31 100,31 99,88 100,09 - Tiểu thủ công nghiệp 959 21,72 1.006 21,98 993 21,36 104,90 98,71 101,80 - Thương mại, dịch vụ 1.818 41,18 1.927 42,11 2.014 43,33 106,00 104,51 105,26

(Nguồn: Số liệu Chi cục thống kê, phòng LĐ TBXH, xã Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy cơ cấu dân số nam và nữ của xã từ năm 2014 đến năm 2016 tương đối cân bằng, không có sự chênh lệch quá

47,08%, dân số nữ là 3.697 người chiếm tỷ lệ 52,92% thì đến năm 2016 dân số nam là 3.503 người chiếm tỷ lệ 48,99%, dân số nữ là 3.647 người chiếm tỷ lệ 51,01% thể hiện sự cân đối về dân số của xã, tình trạng mất cân bằng về giới tính không cao lắm. Tốc độ tăng dân số năm sau tăng hơn năm trước cũng không biến động mạnh năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 86 người bằng 1,23%, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 78 người bằng 1,1%. Xã Đồng Bẩm có dân số phân bố không đồng đều qua các xóm dân số tăng qua các năm cũng có thể thấy lực lượng lao động cũng sẽ tăng lên thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.

Hiện nay, lao động trong độ tuổi của xã có 4.648 người chiếm gần 65,01% dân số, trong đó lao động nữ là 2.370 người chiếm tỷ lệ gần 50,99%, tổng số lao động nam là 2.278 người chiếm tỷ lệ 49,01%, tỷ lệ này cho thấy lao động giữa nam và nữ không có sự chênh lệch quá lớn.

Đồng Bẩm là xã có nguồn nhân lực dồi dào, chịu khó, nhiệt tình. Tuy nhiên với tỷ lệ lao động đã được qua đào tạo là 38% vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã Đồng Bẩm * Về sản xuất nông nghiệp:

- Trồng trọt:

Mặc dù có những khó khăn như diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, điều kiện thời tiết ngày càng khó khăn, nhưng trong năm qua ngành sản xuất trồng trọt của xã cũng đạt được một số thành công như: Sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 1.310 tấn tăng 371,9 tấn so với năm 2013 đạt 938,1 tấn.

Bên cạnh thành công của cây lương thực có hạt thì sản lượng các loại cây trồng khác như: rau màu năm 2016 đạt 1.950 tấn tăng 387 tấn so với năm 2013 là 1.563 tấn, cây ăn quả và cây công nghiệp cũng tăng lên đáng kể.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Đồng Bẩm. Trong năm 2016 tổng đàn trâu của xã là 100 con, giảm 25 con so với năm 2013. Đàn bò là 98 con, giảm 20 con so với năm 2013. Đàn lợn tăng đạt 4.570 con, gia cầm đạt 26.700 con. Nguyên nhân giảm chủ yếu của đàn trâu, bò là do những năm gần đây nhu cầu sức kéo bằng trâu, bò để phục vụ nông nghiệp giảm mạnh, đồng thời có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm trâu, bò bị chết rét.

* Phát triển công nghiệp - dịch vụ - xây dựng:

Trong những năm gần đây việc phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có bước phát triển tích cực, tạo điều kiện cơ bản cho tăng trưởng kinh tế của xã trong thời gian tới. Hiện nay trên địa bàn xã có một số doanh nghiệp lớn như: Công ty Lâm Sản Thái Nguyên, công ty cổ phần bê tông Việt Cường, công ty chế biến tinh bột sắn Sơn Lâm,… toàn xã có 2 HTX dịch vụ, gần 80 hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp nên năm 2016 tổng giá trị sản xuất của ngành đạt 184 tỷ đồng. Giá trị từ dịch vụ năm 2016 là: 142 tỷ đồng chiếm 66,67% tỷ trọng; Giá trị từ sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2016 đạt 42 tỷ chiếm 19,72 % tỷ trọng.

* Cơ cấu kinh tế của xã Đồng Bẩm năm 2013- 2016

Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của xã, ta đi nghiên cứu cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn 2013-2016 và được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trường và cơ cấu kinh tế xã Đồng Bẩm giai đoạn 2013 - 2016 Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp

- Xây dựng Dịch vụ Giá trị (Tỷ.đ) % Giá trị (Tỷ.đ) % Giá trị (Tỷ.đ) % Giá trị (Tỷ.đ) % 2013 12,98 141,8 100 18 12,7 19,8 14,0 104 73,3 2014 13,52 165,4 100 24,2 14,6 23,2 14,0 118 71,3 2015 13,10 188,1 100 29,0 15,4 24,1 12,8 135 71,8 2016 13,50 213,0 100 29,0 13,6 42,0 19,7 142 66,7

Số liệu thống kê cho thấy:

- Trong những năm gần đây kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã trong năm từ năm 2013 đến năm 2016 từ 12,98% tăng lên 13,50% (tăng 0,52%). Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với một xã nhỏ còn nhiều khó khăn như Đồng Bẩm. Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về thu nhập và đời sống của người dân cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 42 triệu đồng/người/năm, bằng 1,2 lần so với bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên năm 2016 là 35 triệu đồng/người/năm [2]. Sản lượng cây lương thực có hạt năm 2013 là 938,1 tấn, đến năm 2016 đạt 1.310 tấn.

- Cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn 2013-2016 có biến động, hay nói cách khác là kinh tế xã đang có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu kinh tế đạt 12,7% (năm 2013) và đến năm 2016 là 13,6%, giá trị của ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ lệ ngày càng tăng 14,0% năm 2013 tăng lên đạt 19,7% năm 2016, giá trị ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế năm 2016 có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2015 (từ 71,8% năm 2015 xuống còn 66,7% năm 2016). Nói chung cơ cấu kinh tế của xã Đồng Bẩm đã có sự chuyển biến tích cực. Chính điều này đã tác động đến sự phát triển sản xuất, đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo của xã. Trong những năm tới xã vẫn cần có cần có kế hoạch, giải pháp thích hợp, hiệu quả hơn nữa nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, tăng thu nhập cho người dân.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng - Giáo dục - văn hóa - y tế

* Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng - xã hội là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển KT - XH của xã. Chính vì vậy, trong những năm qua xã Đồng Bẩm đã chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ trên toàn xã nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH. Trên địa bàn xã Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)