Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp

1.1.5.1. Yếu tố khách quan

* Một số quan niệm, phong tục tập quán về sử dụng lao động nữ

Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á nên còn lưu giữ rất nhiều những phong tục tập quán kể cả những phong tục cổ hủ, lạc hậu. Ở nông thôn nơi mà sự tiếp cận của cơ chế thị trường rất chậm, văn minh thường đến sau cùng, nên những tư tưởng “trọng nam khinh nữ” có cơ hội cản trở phụ nữ nông thôn không thể tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất và các hoạt động chính trị, xã hội. Vì vậy nhiều chị em trở nên không dám mạnh bạo làm ăn, hạn chế tính năng động sáng tạo, đương nhiên làm hạn chế vai trò của phụ nữ.

Ngoài gánh nặng công việc gia đình người phụ nữ còn bị cộng đồng đối xử bất bình đẳng, họ rất ít có cơ hội tham gia các hoạt động, hưởng thụ văn hóa tinh thần và tiếp cận các dịch vụ thông tin. Công việc chính của người phụ nữ được thừa nhận là chăm sóc con cái, nội trợ, luôn lệ thuộc vào chồng. Các hoạt động học tập, thi cử và quản lý đất nước là do nam giới chi phối. Kết quả là người phụ nữ không biết đến hoặc không thể thực hiện được quyền của

họ đã được pháp luật công nhận.

* Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giao cho gia đình: Trong số trên 33 triệu ha đất đai của cả nước, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đang sử dụng 26,3 triệu ha chiếm 79,4% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Diện tích đất nông nghiệp tăng đều trong suốt cả giai đoạn 1994-2012 từ 18,25 triệu ha lên 26,28 triệu ha [8].

Trong đất nông nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng lên cả đối với đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản nhờ đẩy mạnh khai hoang, thủy lợi đi đối và cải tạo đất. Tuy nhiên cơ cấu đất nông nghiệp lại có sự thay đổi mạnh mẽ do chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp thời gian qua. Nhưng nhìn chung quy mô sử dụng đất của hộ rất nhỏ, nhất là tại các tỉnh phía Bắc. Nếu như năm 1994 có tới 71% số hộ có quy quy ruộng đất dưới 0,5ha thì sau 17 năm (đến năm 2011) vẫn còn tới 60% số hộ canh tác dưới 0,5ha. Đây là mức giảm rất chậm chạp thể hiện quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã và đang hạn chế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng như khai thác lợi thế theo quy mô [8].

Diện tích đất lúa giảm từ trên 4,3 triệu ha năm 2001 xuống còn 4 triệu ha năm 2012. Việc giảm 337 ngàn ha đất lúa một phần nguyên nhân do đô thị hóa và công nghiệp hóa đã chuyển một phần đất nông nghiệp (trong đó có đất lúa) sang đất phi nông nghiệp, phần còn lại là do hiệu quả của trồng lúa thấp, không mang lại thu nhập hấp dẫn như nuôi tôm, thủy sản nước ngọt, trồng cây ăn quả, rau màu, hoa, cây cảnh, chăn nuôi…Bình quân đất trồng lúa của hộ cũng rất thấp [8].

1.1.5.2. Yếu tố chủ quan

* Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ

sách báo đến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn [6].

Ngoài thời gian lao động sản xuất, người phụ nữ dường như ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải giành phần lớn thời gian còn lại cho công việc gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. Phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 6%, còn ở nam giới tỷ lệ này là 10%. Theo thông báo của Liên hợp quốc thì hiện nay trên thế giới còn hơn 840 triệu người bị mù chữ, trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ em không được đi học thì có tới 70% là trẻ em gái. Còn ở Việt Nam, theo thống kê cho thấy tỷ lệ lao động nữ không qua đào tạo là rất cao, chiếm tới gần 90% tổng số lao động không qua đào tạo trong cả nước; chỉ có 0,63 % công nhân kỹ thuật có bằng là nữ, trong khi chỉ tiêu này của nam giới là 3,46%. Tỷ lệ lao động nữ có trình độ đại học và trên đại học 0,016%, tỷ lệ này ở nam giới là 0,077% (gấp 5 lần so với nữ giới). Điều đó cho thấy trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ là rất thấp và thấp hơn so với nam giới [6].

Phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Do vậy, hiệu quả công việc và năng suất lao động của họ thấp [6].

* Khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ

Phụ nữ phải đối mặt với nhiều ràng buộc về thời gian lớn hơn nam giới. Họ có thể dành ít thời gian hơn cho công việc đồng ruộng nhưng lại phải làm việc nhà nhiều hơn do sự phân công lao động mang tính chất giới về việc chăm sóc con cái và trách nhiệm chăm lo việc nhà. Do vậy mà phụ nữ ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn sách báo, thông tin. Điều này đã ảnh hưởng

rất lớn đến khả năng nhận thức và hiểu biết xã hội, ở nhiều vùng xa xôi hẻo lánh, người dân ít có cơ hội tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tải thông tin khác. Do vậy cơ hội để phụ nữ giao tiếp rộng, tham gia hội họp để nắm bắt thông tin cũng rất hiếm.

* Tiếp cận nguồn vốn

Trong phát triển kinh tế, yếu tố vốn là rất quan trọng nhưng trong phát triển kinh tế hộ gia đình thì hầu hết là gặp khó khăn về vốn. Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thống do trình độ học vấn thấp, các hàng rào về xã hội và văn hóa. Quyền quyết định việc vay, sử dụng vốn vay thường do người chồng hay chủ hộ quyết định. Hơn nữa thị trường tài chính nông thôn bao gồm một số tổ chức, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội có vị trí hàng đầu, đại diện cho 66% của nguồn tín dụng nông thôn. Nhưng đến nay các tổ chức này không chiếm được vai trò đáng kể về tài chính nông thôn. Thực tế này hạn chế tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chính thức ở khu vực nông thôn và lãi suất cao. Thiếu tài sản thế chấp cũng hạn chế tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân quy mô nhỏ. Kết quả là, một nửa số hộ gia đình nông thôn vẫn không thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và tín dụng phi chính thức vẫn là nguồn tín dụng quan trọng nhất ở nông thôn. Do đó phụ nữ nông thôn đặc biệt là phụ nữ nghèo không có điều kiện mở rộng sản xuất phát triển kinh tế [33].

* Quyết định sử dụng tài chính

Khung lý thuyết mu ̣c này đã được nêu ở phần 1.1.4.2; dựa vào đó tác giả thấy việc quyết đi ̣nh sử du ̣ng tài chính cần phải được khảo sát xem trong gia đình ai là người nắm quyền này, vợ; chồng hay là cả hai người.

* Thời gian lao động

Người phụ nữ đảm nhiệm khối công việc gấp đôi nam giới. Thời gian làm việc của phụ nữ dài hơn và căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ nông

thôn thường lao động vất vả trong cả thời gian mang thai, rồi sinh con và trong thời gian này họ vẫn phải lao động bình thường. Có hơn một nửa phụ nữ không nghỉ trước khi sinh con, họ vẫn làm việc ngoài đồng cho đến khi sinh đẻ kể cả những công việc nặng như làm đất, có đến 67,6% số người được trả lời “làm đất khi mang thai đến khi đẻ”, 80% trả lời “gánh nặng từ khi mang thai đến khi sinh nở”, trong đó có 75% trả lời “gánh nặng” khi thai nhi 1-3 tháng. Tính trung bình, một phụ nữ mỗi ngày làm việc từ 12 đến 16 giờ và chỉ có 3 giờ dành cho việc ăn uống và các sinh hoạt cá nhân khác. Tổng thời gian nghỉ ngơi tỷ lệ nghịch với thời gian sản xuất. Điều này cho thấy, gánh nặng của công việc nội trợ và các hoạt động sản xuất đã ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của người phụ nữ [13].

* Yếu tố về sức khỏe

Phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện thiên chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa của mình, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị giảm sút. Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao động mà còn làm vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như trong việc phát triển kinh tế gia đình trở nên thấp hơn [6].

* Yếu tố thu nhập

Hiện nay, phần lớn thu nhập của lao động nữ trong nông nghiệp thấp hơn đáng kể so với lao động nam. Khái niệm truyền thống, khó khăn do gánh nặng công việc gia đình và thiên vị xã hội đối với phụ nữ đã ngăn cản cơ hội tiếp cận với giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng. Chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông nghiệp nhưng lại chỉ chiếm 25% thành viên các khóa khuyến nông về chăn nuôi và 10% các khóa khuyến nông về trồng trọt là nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch trong thu nhập của lao động nữ so với nam giới [7].

Nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2012 còn cho thấy, năm 2012, thu nhập bình quân tháng của lao động nữ trong nông nghiệp bằng 83% thu nhập bình quân của lao động nam (nữ 3,2 triệu đồng/tháng, nam 3,855 triệu đồng/tháng) [7].

* Các yếu tố khác

- Tuổi lao động và kinh nghiệm sản xuất: Năm 2014, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, Việt Nam có khoảng 43% người cao tuổi đang làm việc, trong đó phần lớn người lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, có thu nhập thấp và không ổn định. Tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 23% lao động nông nghiệp [32].

Theo nghiên cứu, nếu người nông dân bỏ ra 70% tổng chi phí sản xuất cho cây lúa thì chỉ thu lời được chưa tới 30%. Đây cũng là một phần lý do khiến người nông dân không còn mặn mà với ruộng đồng, một bộ phận lớn lao động trẻ tại đang có xu hướng rời bỏ quê hương để tìm kiếm các công việc khác. Lao động tại nông thôn đang ngày càng già hóa về chất lượng. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm được đúc rút lâu năm trong quá sản xuất nhưng lại kém trong việc tiếp cận thông tin và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tiến tiến ứng dụng vào thực tế sản xuất. Thực tế này đã tạo ra thách thức cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nhất là quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương thuần nông nghiệp [32].

- Nhân khẩu: Đây cũng là mô ̣t trong những nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập và quyết định sử du ̣ng lao đô ̣ng, hiện nay trong các hộ nông nghiệp tình trạng đông con đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người dân và tạo gánh nặng cho xã hội. Hầu hết những gia đình đông con đều rơi vào diện hộ nghèo, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn do thiếu việc làm, không được tiếp cận nhiều với giáo dục…

- Giới tính: Một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là nguyên nhân chủ quan do chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về giới,

ngay cả phụ nữ cũng có cái nhìn không đúng về những vấn đề đó. Họ cũng cho rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái…là việc của phụ nữ. Họ tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Trong khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình, sản xuất càng đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần [6].

Ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ của họ trong cuộc sống. Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy, cần phải tiến tới quyền bình đẳng đối với nữ trên toàn thế giới. Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động xã hội, xây dựng và củng cố thêm nền văn minh nhân loại [6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)