5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm về sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Thịnh
Trong những năm gần đây phụ nữ xã Thịnh Đức có tỷ lệ tham gia khá cao trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương. Tại các tổ chức Đảng và cơ quan chính quyền xã, xóm đã có từ 25 đến 32 % phụ nữ tham gia; bộ máy lãnh đạo các tổ chức xã hội số phụ nữ tham gia chiếm tỷ lệ cao, trong đó đoàn thanh niên xã có 60% số nữ là uỷ viên chấp hành, các chi đoàn xóm có 66,7% số uỷ viên chấp hành là nữ, cao nhất là Hội nông dân 81,3 số uỷ viên chấp hành là nữ [20].
Là một xã thuần nông với diện tích đất nông nghiệp lớn là 1.238,07 ha. Nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của xã Thịnh Đức và chiếm tới 64,5% cơ cấu kinh tế. Hiện xã có 5.920 người trong độ tuổi lao động trong đó lao động nữ chiếm tới gần 48,76% và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp [20].
Lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương chiếm tỷ lệ khá cao trong lực lượng lao động nông nghiệp về điều này đúng với hầu hết các nhóm tuổi. Đặc biệt có tới 20,7% lao động nữ ở độ tuổi 60-64 tuổi trên địa bàn vẫn tham gia hoạt động sản xuất [21]. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của xã là sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, canh tác hoa màu… lao động nữ đóng vai trò chính và tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất này.
Độ tuổi của lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương phần lớn tập trung ở nhóm tuổi từ 36 - 45 chiếm 50,8%, nhóm tuổi từ 15-25 chỉ chiếm 18,5% đây là lực lượng lao động trẻ, thường thiếu kinh nghiệm trong sản xuất và có xu hướng không muốn gắn bó với hoạt động sản xuất
nông nghiệp vì môi trường làm việc của lĩnh vực này rất vất vả trong khi giá trị lao động tạo ra thấp [21].
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ trong nông nghiệp trên địa bàn tương đối cao, theo số liệu tổng hợp báo cáo có tới 40% trong tổng số lao động nữ có kiến thức về sản xuất nông nghiệp theo phương thức tiên tiến. Tuy nhiên, những kiến thức này không được học một cách bài bản mà chủ yếu có được do học hỏi từ phương tiện truyền thông, từ kinh nghiệm thực tế, và từ những người thân, bạn bè. Dù là lao động chủ đạo và có trình độ trong sản xuất nhưng lao động nữ vẫn không được ghi nhận xứng đáng.
Qua kết quả báo cáo thống kê của xã qua các năm cho thấy tỷ lệ lao động nữ làm chủ hộ của xã chiếm tỷ lệ thấp so với nam giới tỷ lệ trung bình phụ nữ làm chủ hộ trong gia đình chiếm 38,3% so với nam giới là 63,7% [21]. Mặc dù, phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc gia đình và tham gia quản lý sản xuất nhưng do phong tục tập quán, quan niệm và do nhận thức của người dân nông thôn nên việc ra quyết định cuối cùng trong gia đình vẫn là người chồng. Bên cạnh đó dù thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, môi trường lao động nhiều ô nhiễm, môi trường văn hóa thấp kém… nhưng nhìn chung thu nhập của loa động nữ trên địa bàn thấp, không ổn định, bị phân biệt đối xử, chịu nhiều áp lực.
1.2.3. Kinh nghiệm về sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên
Lực lượng lao động nữ trên địa bàn xã tập trung chủ yếu trong ngành nông, lâm nghiệp chiếm tới 62,7%, trong khi đó lao động tham gia ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 11,2% và 26,1% lao động nữ tham gia vào ngành dịch vụ [22].
Để phát triển kinh tế hộ gia đình thì vai trò của lao động nữ rất quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tuy nhiên tại địa phương người ra quyết định kinh tế của hộ là người có vai trò quản lý, điều hành, quyết định các vấn đề sản xuất, phân công công việc cho các thành viên trong gia đình và
định đoạt tài sản thì vai trò đó của lao động nữ lại rất mờ nhạt chỉ chiếm tỷ lệ 21,27% còn lại là 78,73% là nam giới ra quyết định [23].
Lao động nữ thường bị hạn chế hơn nam giới trong tiếp cận đất đai, vốn hay các nguồn lực khác. Điều này ảnh hưởng đến việc đảm bảo và duy trì cuộc sống hàng ngày của họ, làm họ phải lệ thuộc nhiều hơn vào nam giới. Sự bất bình đẳng giữa lao động nữ và nam giới trong tiếp cận các nguồn lực và quyền lực đã ảnh hưởng đến tính tự chủ của phụ nữ trong việc ra quyết định cho sự phát triển của bản thân cũng như gia đình. Sự hạn chế về giáo dục, sức khoẻ và việc thiếu quyền tự chủ đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển của lao động nữ.
Trình độ học vấn của lao động nữ thấp hơn nam giới, đã hạn chế kỹ năng sản xuất, khả năng ứng dụng các công nghệ mới của lao động nữ vào sản xuất. Khoảng cách giữa lao động nữ và nam giới trong tiếp cận đến đất đai, vốn, thông tin khoa học kỹ thuật dẫn đến giảm hoặc thiếu tư liệu sản xuất của lực lượng lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp. Đây là những yếu tố quan trọng làm hạn chế sự tăng năng suất nông nghiệp và giảm thu nhập của lao động nữ trong nông nghiệp.
Theo số liệu báo cáo kinh tế - xã hội của địa phương năm 2015 thì lao động nữ chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 90,54% (nam 88,22%); sơ cấp nghề nữ là 1,73% (nam 2,85%); trung cấp nghề nữ là 1,3% (nam 3,08%); trung cấp chuyên nghiệp nữ là 2,92% (nam 3,14%); cao đẳng nghề nữ là 0,55% (nam 0,37%); cao đẳng nữ là 1,48% (nam 0,66%); đại học nữ là 1,64% (nam 1,69%). Cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ càng cao thì sự chênh lệch càng rõ rệt. Vì vậy cơ hội để kiếm việc làm của lao động nam tương đối dễ dàng hơn so với lao động nữ, đây là một thiệt thòi không hề nhỏ và đặt ra cho lãnh đạo địa phương một câu hỏi làm sao giải quyết được vấn đề bất bình đẳng về giới [22].
và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, họ lại gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình lao động sản xuất, từ chính bản thân họ (trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ,...) hay những khó khăn hạn chế khách quan (như việc tiếp cận với các nguồn vốn, việc làm, các dịch vụ xã hội...).