6. Kết cấu luận văn
3.3.1. Thước đo ở phương diện Tài chính
Phương diện tài chính có 4 mục tiêu tương ứng các mục tiêu có các thước đo cụ thể như sau:
• Mục tiêu giảm chi phí có 2 thước đo:
- Chi phí quản lý: Với thước đo này sẽ phản ánh được chi phí quản lý hàng năm nhà Trường tiết kiệm được bao nhiêu. Chi phí quản lý chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí của nhà Trường nên việc đo lường giảm chi phí quản lý là rất tốt.
- Chi phí đào tạo: Chi phí đào tạo là khoản chi chiếm tỷ tọng lớn nhất trong chi phí của Trường. Thước đo này sẽ phản ánh được việc tiết kiệm được những chi phí trong đào tạo và sẽ giúp Trường có một khoản tiền để phục vụ cho việc đầu tư và phát triển.
• Mục tiêu tăng tăng nguồn thu có 2 thước đo:
- Nguồn thu từđào tạo hệ chính quy:Thước đo này sẽ phản ánh sự lớn mạnh về quy mô của Trường thông qua nguồn thu từ Sinh viên chính quy.
- Nguồn thu từ lớp ngắn hạn, liên kết: Với thước đo này sẽ phản ánh được quy mô đào tạo các lớp ngắn hạn bên các ngành Dệt, May và các ngành khác cũng như các hệ đào tạo nghề cho Nông thôn và các chương trình như Khuyến công.
• Mục tiêu Tăng lợi nhuận có thước đo
- Tỷ lệ lợi nhuận tăng thêm: Thước đo này sẽ phản ánh được lợi nhuận tăng hàng năm của nhà Trường, thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động của
Trường trong từng năm và là cơ sở cho quá trình đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.
• Mục tiêu nâng cao thu nhập CB – GV – CNV có thước đo là:
- Thu nhập bình quân: thước đo này thể hiện được thu nhập bình quân của CB – GV – CNV từng năm và qua đó cũng đánh giá được đời sống của nhân viên trong nhà Trường.