0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thẻ cân bằng điểm trong tổ chức công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VẬN DỤNG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM (BLANCED SCORECARD) ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP BẾN THÀNH​ (Trang 28 -31 )

6. Kết cấu luận văn

1.2.3.1. Thẻ cân bằng điểm trong tổ chức công

Khu vc công có nhiều khái niệm khác nhau. Theo giáo sư Derbyshire

(1987), khu vực công (public sector) được hiểu là một số cơ quan vận hành đểđiều tiết các hoạt động của con người, giúp họ sống và làm việc cùng nhau một cách hợp lý nhất có thể. Theo Longman of Contemporary English (2012) thì khu vực công được hiểu là toàn bộ các ngành công nghiệp hoặc dịch vụ trong một quốc gia mà được sở hữu và quản lý bởi Nhà nước, chẳng hạn như giáo dục, y tế hay giao thông vận tải...“Có thể hiểu khu vực công là một khái niệm được dùng để xác định một tập hợp gồm có các cơ quan quản lý Nhà nước của quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp công và cả hệ thống ngân hàng trung ương” (Phạm Quang Huy, 2014)

Tùy theo từng quốc gia thì các tổ chức công có thể thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau như nhà nước điều hành, hoặc cấp kinh phí hoạt động, tự chủ về tài chính…Các tổ chức công được tổ chức theo nhiều hình thức, thông thường là các tổ chức hành chính sự nghiệp (Đơn vị hành chính: Chủ yếu là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. Đơn vị sự nghiệp: Chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công ích cho xã hội như Trường học, Bệnh viện…)

Tại Việt Nam các đơn vị sự nghiệp căn cứ vào nguồn thu sẽđược chia làm 3 loại (NĐ – CP số 43/2006):

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động

- Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động Ứng dụng BSC vào khu vực công ở mỗi quốc gia khác nhau, do đặc điểm của tổ chức công ở mỗi quốc gia có những nét riêng biệt. Tuy nhiên, lý thuyết Bảng điểm cân bằng tưởng như khô khan, chỉ áp dụng trong quản trị doanh nghiệp bỗng trở nên sinh động và hiệu quả bất ngờ khi ứng dụng vào điều hành ở các chính phủ, các cơ quan công quyền (Nguyễn Anh Tuấn, 2009), đặc biệt thành công ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nam Phi…

Nghiên cứu của Kaplan (1999) về Thẻ cân bằng điểm cho tổ chức công bằng việc kết nối giữa hai phương diện Khách hàng và Tài chính để tạo nên các mục tiêu nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ của tổ chức do cơ quan chủ quản giao phó.

Hình 1.2. Th cân bng đim t chc công

Ngun: Kaplan, R.S., 1999. The Balanced scorecard for public – sector organizations. The Balanced scorecard report. Volume 1, Number 2.

Niven (2008) trong đưa ra mô hình Thẻ cân bằng điểm cho tổ chức công và phi chính phủ.

Hình 1.3. Th cân bng đim thc hin trong t chc công và phi li nhun

Ngun: Niven, P.R., 2008. Banlanced scorecard step – by – step for government and nonprofit agencies. 2nd ed. New Jersey: John Wiley & Sons, p.32

Đặc điểm chung của những mô hình Thẻ cân bằng điểm cho tổ chức công mà Kaplan và Niven đưa ra đó là luôn luôn đặt nhiệm vụ (sứ mệnh) lên hàng đầu và đây là mục tiêu cao nhất và quan trọng nhất của tổ chức công. Cho dù phương diện Khách hàng hay Tài chính thúc đẩy trực tiếp thì sứ mệnh, nhiệm vụ vẫn đóng vai trò cao nhất đối với các tổ chức công. Đây là điểm khác biệt của tổ chức công so với các đơn vị kinh doanh.

Tổ chức công có nhiều loại hình từ các đơn vị hành chính, sự nghiệp, xã hội, doanh nghiệp Nhà nước…và những đặc điểm khác nhau. Việc áp dụng Thẻ cân

bằng điểm cho từng loại hình tổ chức công cần được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng cho phù hợp đặc thù của từng loại hình của tổ chức, đặt biệt là trong lĩnh vực giáo dục, vì nó rất còn mới mẻ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VẬN DỤNG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM (BLANCED SCORECARD) ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP BẾN THÀNH​ (Trang 28 -31 )

×