Đo lường quản trị lợi nhuận dồn tích

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 35 - 38)

2. Sự đáp ứng của nội dung khóa luận đối với đề tài khóa luậ n:

2.1.3. Đo lường quản trị lợi nhuận dồn tích

Quản trị lợi nhuận đã nhận được sự quan tâm đáng kể khi nhiều bài nghiên cứu đã được các nhóm tác giả giải quyết với các giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng môi trường nơi công ty đang hoạt động có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi quản trị lợi nhuận. Do vậy, vẫn chưa có sự thống nhất về cách phát hiện và đo lường hiệu quả quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả sử dụng phương pháp luận dựa trên dồn tích, đối với các mô hình phức tạp hơn thì các tác giả cố gắng

tách tổng dồn tích thành các thành phần dồn tích tùy ý và dồn tích không tùy ý. Cho tới hiện tại, trên thế giới tồn tại nhiều mô hình nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận dồn tích, trong đó, mô hình của Jones (1991), mô hình Modified Jones (1995), mô hình của Dechow và Dichev (2002) và mô hình của Kothari và cộng sự (2005) là bốn mô hình được sử dụng phổ biến rộng rãi trong giới nghiên cứu và cung cấp kết quả đáng tin cậy để phát hiện hành vi quản trị lợi nhuận.

a) Mô hình Healy (1985)

Là một trong những nghiên cứu tiên phong về quản trị lợi nhuận, Healy (1985) tập trung nghiên cứu quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích. Healy cho rằng quản trị lợi nhuận diễn ra một cách có hệ thống qua mỗi kỳ kế toán khác nhau. Vì vậy, tổng dồn tích trong một kỳ kế toán được xác định bằng chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán trừ đi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Mô hình của Healy sẽ giúp đo lường được biến dồn tích không tùy ý trong năm t bằng trung bình cộng của tỉ lệ tổng dồn tích chia tổng tài sản của các năm trước đó.

Ưu điểm dễ thấy nhất của mô hình này là đơn giản về tính toán nhưng có hạn chế khi giả định rằng khoản dồn tích không tùy ý là không đổi theo thời gian. Nhiều ý kiến cho rằng giả định của Healy chưa hợp lý vì khoản dồn tích trong kế toán, điển hình là các ước tính kế toán còn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của công ty trong từng thời điểm cụ thể mà thay đổi, điều chỉnh tương ứng. Việc không kiểm soát được các tác động này làm giá trị dồn tích không tùy ý không đạt được sự chính xác và tin cậy.

b) Mô hình DeAngelo (1986)

DeAngelo (1986) đã xây dựng mô hình đo lường quản trị lợi nhuận dựa trên công thức của Healy nhưng với giả định có sự khác biệt so với Healy (1985), DeAngelo cho rằng chỉ có phần dồn tích tùy ý mới chính là nhân tố thể hiện mức độ quản trị lợi nhuận. Biến này được tính bằng sự thay đổi giữa tổng dồn tích năm hiện hành với năm trước, có nghĩa là tác giả đang xem tổng dồn tích năm trước chính là phần dồn tích không tùy ý của năm nay. Như vậy có thể thấy rằng, mô hình của DeAngelo có thể được xem như là một trường hợp đặc biệt của mô hình của Healy. Điểm khác biệt ở đây là DeAngelo coi kỳ kế toán để tính khoản dồn tích không tùy ý là năm liền kề trước đó, thay vì một số năm trước như trong cách tiếp cận của Healy. Điểm chung

cho cả hai mô hình là xem rằng tổng dồn tích của năm trước hoặc một số năm trước như một tính toán gần đúng cho phần dồn tích không tùy ý của năm hiện tại.

Tuy nhiên, mô hình của DeAngelo sẽ thật sự chính xác nếu khoản dồn tích không tùy ý là không đổi theo thời gian và trung bình khoản dồn tích tùy ý bằng 0 ở kỳ trước đó. Trong khi đó, khoản dồn tích không tùy ý thường biến động từ năm này qua năm khác vì môi trường, điều kiện và mức độ hoạt động kinh doanh luôn thay đổi. Do đó, với đặc điểm kinh tế trong giai đoạn hiện tại, mô hình đo lường quản trị lợi nhuận của DeAngelo càng bộc lộ nhiều khuyết điểm.

c) Mô hình Jones (1991)

Nhận thấy tồn tại các khiếm khuyết trong các mô hình trước đây, Jones thực hiện kiểm soát những thay đổi trong mức độ hoạt động kinh doanh đến khoản dồn tích không tùy ý của doanh nghiệp. Theo lập luận của Jones (1991), phần dồn tích không tùy ý phụ thuộc vào doanh thu và nguyên giá của tài sản cố định (TSCĐ). Vì vậy, tác giả sử dụng các mức biến động về doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ giữa năm t và năm t-1 để nắm bắt chính xác phần dồn tích không tùy ý. Như vậy, mô hình của Jones đã khắc phục được tính bất cập của giả thiết cho rằng dồn tích không tùy ý không thay đổi qua các kỳ (Healy, 1985 và DeAngelo, 1986).

d) Mô hình Modified Jones (Dechow và cộng sự, 1995)

Mặc dù Dechow và cộng sự (1995) công nhận rằng mô hình của Jones hiệu quả trong việc phát hiện và đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý khi đã khắc phục được các khuyết điểm của các mô hình trước. Tuy nhiên, mô hình của Jones lại giả định doanh thu là khoản dồn tích không tùy ý mà chưa xét đến khả năng các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu và nợ phải thu để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận. Dựa trên lập luận rằng khó thực hiện điều chỉnh lợi nhuận hơn khi thông qua các khoản doanh thu bán hàng thu tiền ngay so với các doanh thu bán chịu, Dechow và cộng sự đã thiết lập phiên bản sửa đổi của mô hình Jones bằng cách loại bỏ sự biến động của nợ phải thu khách hàng trong sự thay đổi của doanh thu. Điều này ngụ ý rằng, doanh thu có thể được điều chỉnh thông qua các khoản nợ của khách hàng với những giao dịch bán chịu, do đó những sự thay đổi trong doanh thu bán chịu là do hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý tạo ra.

Dechow và Dichev (2002) đề xuất phương pháp đo mới dựa trên khía cạnh chất lượng của các khoản dồn tích và thu nhập liên quan đến vốn lưu động. Nhóm tác giả cho rằng một trong những vai trò quan trọng của các khoản dồn tích là thay đổi hoặc điều chỉnh việc ghi nhận dòng tiền theo thời gian để các chỉ tiêu lợi nhuận đã điều chỉnh thể hiện hiệu quả hoạt động của công ty tốt hơn. Tuy nhiên, muốn tạo ra các khoản dồn tích thì đòi hỏi cần có các giả định và ước tính về các dòng tiền trong tương lai. Từ đó, Dechow và Dichev xây dựng một thước đo thực nghiệm về chất lượng dồn tích là phần dư từ các phép hồi quy những thay đổi trong vốn lưu động với các dòng tiền hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

f) Mô hình của Kothari và cộng sự (2005)

Dựa trên mô hình Jones được điều chỉnh bởi Dechow và cộng sự (1995), Kothari và cộng sự (2005) lập luận rằng, biến kế toán dồn tích của một công ty có thể chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả hoạt động bất thường của công ty đó. Vì vậy, nhóm tác giả bổ sung biến lợi suất trên tài sản (ROA) vào trong mô hình của Dechow và cộng sự (1995).

Các mô hình được phân tích ở trên có chung một đặc điểm là đều xem xét chung dưới góc độ tổng dồn tích, ngoài ra các mô hình cải tiến thì có sự tách biệt giữa dồn tích tùy ý và không tùy ý, đặc điểm này gây ra sự bất cập ở việc không thể giúp nhận diện được cụ thể thành phần, chỉ tiêu nào đã bị nhà quản lý thực hiện điều chỉnh. Thêm vào đó, các mô hình cũng không giúp phân tách rõ khoản dồn tích tùy ý để điều chỉnh lợi nhuận là xuất phát từ điều chỉnh doanh thu hay chi phí. Do đó, xuất hiện nhiều hơn các mô hình đi sâu vào cụ thể phạm vi mà nhà quản lý thực hiện điều chỉnh lợi nhuận như điều chỉnh dồn tích thông qua khoản dự phòng nợ phải thu (McNichols và Wilson, 1988), ghi nhận sớm doanh thu (Altamuro và cộng sự, 2005) hay phân loại sai các loại chi phí (McVay, 2006).

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)