Phát triển giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 50)

2. Sự đáp ứng của nội dung khóa luận đối với đề tài khóa luậ n:

2.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên tổng quan cơ sở lý thuyết về quản trị lợi nhuận, tính bất định trong chính sách kinh tế và bằng chứng thực nghiệm về tác động của tính bất định trong chính sách kinh tế lên hành vi quản trị lợi nhuận cùa doanh nghiệp, người viết đề xuất ba giải thuyết nghiên cứu như sau:

Tính bất định trong chính sách kinh tế có thể làm trầm trọng thêm sự không chắc chắn về dòng tiền và thu nhập trong tương lai, dẫn đến sự gia tăng quản trị lợi nhuận. Các lý thuyết nền tảng như đã đề cập ở trên ủng hộ tác động của tính bất định trong chính sách kinh tế đối với quản trị lợi nhuận. Healy và Wahlen (1999) nhận thấy rằng

các quy định mới đóng vai trò là động cơ để quản trị lợi nhuận trong các công ty. Các ràng buộc về quy định thường dẫn đến các điều chỉnh kế toán tùy ý, chẳng hạn như thời gian dồn tích. Hơn nữa, Yung và Root (2019) cho rằng các công ty sẽ điều chỉnh lợi nhuận để giảm thiểu tác động của các chính sách, quy định mới dựa trên giả thuyết chi phí chính trị (Watts và Zimmermann, 1978).

Tính bất định trong chính sách kinh tế cũng làm tăng sự bất cân xứng về thông tin (Nagar và cộng sự, 2019). Pastor và Veronesi (2017) cho rằng các nhà quản lý và nhà đầu tư khó giải thích các tín hiệu của tính bất định chính sách kinh tế do hiệu quả hoạt động trở nên khó dự đoán hơn khi chính sách kinh tế và môi trường pháp lý mà công ty vận hành rơi vào trạng thái không chắc chắn. Trueman và Titman (1988) cho rằng mức độ quản trị lợi nhuận tăng lên cùng với mức độ bất cân xứng của thông tin. Do tính bất định trong chính sách kinh tế cao hơn làm tăng sự bất cân xứng thông tin, tạo nhiều cơ hội cho các nhà quản lý trong việc che giấu hành vi quản trị lợi nhuận. Do đó, động cơ thúc đẩy nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận báo cáo càng được tăng cường khi tính bất định trong chính sách kinh tế cao. Từ những lập luận trên, người viết kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận trong doanh nghiệp. Theo đó người viết đề ra giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết 1-H1: Tính bất định trong chính sách kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với quản trị lợi nhuận.

Chi phí đại diện là chi phí phát sinh khi xảy ra sự thiếu đồng thuận giữa lợi ích của nhà quản lý và người sở hữu trong một công ty. Chi phí đại diện có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm nhà quản lý thực hiện các hành vi nhằm phục vụ lợi ích cá nhân hay tiêu dùng quá mức, ra quyết định đầu tư không tối ưu, hành vi quản lý kế toán yếu kém hoặc gây ra các gian lận trong công ty. Những tác động bất lợi của những hành động này sẽ gây ra hậu quả tiêu cực lên giá trị tài sản của cổ đông và tác động rộng hơn đến các bên liên quan khác của công ty.

Khi các quy định và khuôn khổ pháp lí theo đó doanh nghiệp vận hành rơi vào trạng thái không chắc chắn và đối mặt với những biến động không lường trước được, lợi ích của nhà quản lý có xu hướng chịu tác động tiêu cực do nhiều khả năng lợi nhuận sẽ biến động và giảm sút, không đạt được mục tiêu theo hợp đồng trước những

hậu quả của tính bất định trong chính sách kinh tế. Điều này làm cho chi phí đại diện tăng cao khi có nhiều động cơ hơn thúc đẩy nhà quản lý thực hiện hành vi điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận nhằm đảm bảo được lợi ích cá nhân, chẳng hạn như giá trị khoản thù lao theo hợp đồng (Dutta và Fan, 2014). Kết hợp với lí thuyết đại diện ở trên, người viết mong đợi rằng mối quan hệ cùng chiều giữa tính bất định trong chính sách kinh tế và quản trị lợi nhuận mạnh hơn ở các doanh nghiệp có chi phí đại diện cao. Từ đó, giả thuyết H2 được xây dựng như sau:

Giả thuyết 2- H2 Mối quan hệ cùng nhiều giữa tính bất định trong chính sách kinh tế và quản trị lợi nhuận mạnh hơn ở các doanh nghiệp có chi phí đại diện cao.

Tính bất định trong chính sách kinh tế dẫn đến sự không chắc chắn về chính sách và khuôn khổ pháp lý mà theo đó các doanh nghiệp vận hành. Do đó, tính bất định trong chính sách kinh tế gây ra những tác động bất lợi đối với một số chỉ số hiệu suất và làm cho dòng tiền của doanh nghiệp cũng trở nên không chắc chắn (Brogaard và Detzel, 2015; Li, 2019; Iqbal và cộng sự, 2020; Xu, 2020). Hơn nữa, liên quan đến tính bất định trong chính sách kinh tế, sự không chắc chắn trong khuôn khổ hoạt động của doanh nghiệp làm tăng chi phí tài trợ bên ngoài. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng trong những giai đoạn bất định chính sách kinh tế, các nhà cung cấp vốn bên ngoài doanh nghiệp, như ngân hàng, nhà đầu tư trái phiếu và thị trường chứng khoán gia tăng chi phí của các khoản tài trợ đó (Francis và cộng sự, 2014; Gungoraydinoglu và cộng sự, 2017; Ashraf and Shen, 2019; Kaviani và cộng sự, 2020; Xu, 2020). Do đó, tính bất định trong chính sách kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về nguồn vốn bên ngoài để bù đắp chi phí từ những điều chỉnh này, trong thời kỳ mà việc tài trợ từ bên ngoài trở nên đắt đỏ thì nhiều khả năng công ty phải đối mặt với những hạn chế tài chính ngày càng tăng. Như vậy, chính sách kinh tế có thể làm tăng tình trạng hạn chế tài chính tại doanh nghiệp (tức là tăng các rào cản trong việc huy động vốn bên ngoài).

Tình trạng hạn chế tài chính tăng cao có thể thúc đẩy động lực của các nhà quản lý để điều chỉnh tăng lợi nhuận. Bằng cách thổi phồng chỉ tiêu lợi nhuận, các nhà quản lý có thể cố gắng phát tín hiệu rằng công ty có triển vọng tích cực khi đối mặt với khả năng tăng chi phí điều chỉnh và tuân thủ do tính bất định trong chính sách

kinh tế gây ra và giảm bớt hạn chế tài chính mà công ty phải đổi mặt trên thị trường tài trợ vốn bên ngoài. Lập luận này phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm trước đây cho thấy hạn chế về tài chính có tác động tích cực lên hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận, đặc biệt là trong những giai đoạn mà các doanh nghiệp phải đối mặt với nhu cầu cao cần nguồn tài trợ bên ngoài (Teoh và cộng sự, 1998; Iatridis và Kadorinis, 2009; Farell và cộng sự, 2014; He và Ren, 2017; Bowen và cộng sự, 2018; Kurt, 2018). Do đó, người viết cho rằng hạn chế tài chính có thể là một cơ chế (kênh) kinh tế quan trọng mà qua đó, tính bất định trong chính sách kinh tế thúc đẩy các nhà quản lý thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Giả thuyết H3 được đề xuất như sau:

Giả thuyết 3-H3: Hạn chế tài chính là cơ chế trung gian qua đó thúc đẩy động cơ quản trị lợi nhuận khi tính bất định chính sách kinh tế tăng cao.

Sơ kết chương 2

Trong chương thứ hai, người viết đã lần lượt trình bày các khái niệm, phương pháp đo lường và lý thuyết liên quan đến quản trị lợi nhuận và tính bất định trong chính sách kinh tế. Thêm vào đó, người viết phân tích các yếu tố có ảnh hưởng tới hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau đó, người viết trình bày các lý thuyết nền tảng bao gồm lý thuyết bất cân xứng thông tin, lý thuyết đại diện và lý thuyết chi phí chính trị với mục đích đưa ra cơ sở để giải thích cho mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và tính bất định trong chính sách kinh tế. Cuối cùng, dựa trên các phân tích lý thuyết kết hợp với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nghiên cứu đi trước ở các quốc gia khác nhau, người viết tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở chương 1.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu

3.1.1. Mô hình phân tích đa biến giữa tính bất định trong chính sách kinh tế và quản trị lợi nhuận quản trị lợi nhuận

Để phân tích mối quan hệ giữa tính bất định trong chính sách kinh tế và quản trị lợi nhuận, người viết xây dựng mô hình hồi quy được phát triển từ nghiên cứu của Stein và cộng sự (2016), đồng thời điều chỉnh một số biến kiểm soát cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, người viết đề xuất mô hình như sau:

𝐴𝐸𝑀 𝑖𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝐸𝑃𝑈𝑖𝑡 + 𝛽2𝐶𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙𝑠𝑖𝑡+ 𝐼𝑛𝑑𝑢𝑠𝑡𝑟𝑦 𝑓𝑖𝑥𝑒𝑑 𝑒𝑓𝑓𝑒𝑐𝑡𝑠 + 𝜀𝑖𝑡 (3.1)

Trong đó: 𝐀𝐄𝐌 là biến đại diện cho mức độ quản trị lợi nhuận dồn tích; 𝐄𝐏𝐔 là biến biểu thị tính bất định trong chính sách kinh tế; 𝐂𝐨𝐧𝐭𝐫𝐨𝐥𝐬 là tập hợp các biến kiểm soát trong mô hình bao gồm: SIZE: quy mô doanh nghiệp, SG: tốc độ tăng trưởng doanh thu; LEV: tỉ lệ đòn bẩy tài chính; ROA: tỉ suất sinh lời trên tài sản; FA: tỉ lệ tài sản cố định; INV: tỉ lệ hàng tồn kho; LOSS: biến giả ghi nhận lỗ; DIV: biến giả chia cổ tức; mô hình có kiểm soát hiệu ứng cố định ngành(Industry fixed effects). Biến phụ thuộc trong mô hình trên chính là mức độ quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích 𝑨𝑬𝑴. Các nghiên cứu về quản trị lợi nhuận dồn tích đã chỉ ra rằng nhà quản lý chủ yếu tìm cách tác động đến sự chênh lệch giữa dòng tiền thực tế tại doanh nghiệp và lợi nhuận, tạo ra các khoản dồn tích bất thường trên báo cáo tài chính. Để phát hiện các hành vi quản trị lợi nhuận, cách tiếp cận phổ biến là tính tổng dồn tích trừ đi các khoản dồn tích không tùy ý phát sinh tại doanh nghiệp. Vì các nhà nghiên cứu không thể đo lường trực tiếp biến dồn tích tùy ý được. Chính vì vậy, bản chất của các mô hình là đo lường biến dồn tích không tùy ý. Các khoản dồn tích không tùy ý được thực hiện đúng theo nguyên tắc của kế toán còn các khoản dồn tích tùy ý là những điều chỉnh kế toán do người quản lý tạo ra để điều chỉnh lợi nhuận.

Cho tới thời điểm hiện tại, có khá nhiều mô hình phát hiện hành vi quản trị lợi nhuận dồn tích được đề xuất trong bối cảnh nhiều quốc gia. Trong số đó, 4 mô hình đo lường quản trị lợi nhuận dồn tích (Dechow và Dichev, 2002; Modified Jones, 1995; Kothari và cộng sự, 2005; Jones, 1991) được công nhận và ứng dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu, những mô hình này đủ khác biệt để có thể đem lại các kết quả hồi quy thực nghiệm đáng tin cậy.

Trong nghiên cứu này, người viết quyết định lựa chọn mô hình Modified Jones (1995) làm biến đại diện cho biến phụ thuộc là quản trị lợi nhuận trong mô hình với các lí do sau: thứ nhất, mô hình này được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về năng lực giải thích và hiệu quả đo lường quản trị lợi nhuận và đã được kiểm chứng thông qua các nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều vùng kinh tế phát triển và đang phát triển. Thứ hai, tại Việt Nam, các nghiên cứu về đề tài quản trị lợi nhuận dồn tích cũng ưu tiên sử dụng mô hình Modified Jones (1995) làm biến đại diện (Phạm Thị Bích Vân, 2017; Dương, 2017; Tân và Thủy, 2020) và rất nhiều các nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, Nguyên (2015) cũng đã thừa nhận khả năng phát hiện quản trị lợi nhuận hiệu quả của mô hình này khi áp dụng cho dữ liệu chéo tại doanh nghiệp Việt Nam.

Theo mô hình Modified Jones, để ước tính các tham số của mô hình cần phải sử dụng dữ liệu tối thiểu là 20 năm cho mỗi công ty. Để khắc phục hạn chế này, DeFond và Jiambalvo (1991) đề xuất sử dụng dữ liệu chéo để ước tính các tham số này cho mô hình Modified Jones. Nghiên cứu của Bartov và cộng sự (2001) cũng cho rằng mô hình Modified Jones nên sử dụng dữ liệu chéo sẽ đem lại khả năng dự đoán tốt hơn vì sẽ kiểm soát được các ảnh hưởng của đặc điểm ngành kinh doanh. Từ những phân tích trên, người viết tiến hành hồi quy mô hình này với sự kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Biến dồn tích tùy ý (đại diện cho quản trị lợi nhuận dồn tích), được ước tính như sau:

• Bước 1: Sử dụng phương trình hồi quy của Jones (1991) để ước tính các tham số 𝛽1, 𝛽2, 𝛽3 theo từng ngành và năm. 𝑇𝐴𝑖𝑡 𝐴𝑖𝑡−1 = 𝛽1 1 𝐴𝑖𝑡−1+ 𝛽2 ∆𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡 𝐴𝑖𝑡−1 + 𝛽3 𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡 𝐴𝑖𝑡−1 + 𝜀𝑖𝑡 (E1)

• Bước 2: Tính biến dồn tích không tùy ý (NDAit) cho từng công ty bằng cách thế các tham số 𝛽1, 𝛽2, 𝛽3 được ước tính từ phương trình (E1) vào mô hình của Dechow và cộng sự (1995) (E2) như sau:

𝑁𝐷𝐴𝑖𝑡 𝐴𝑖𝑡−1 = 𝛽1 1 𝐴𝑖𝑡−1+ 𝛽2 ∆𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡− ∆𝐴𝑅𝑖𝑡 𝐴𝑖𝑡−1 + 𝛽3 𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡 𝐴𝑖𝑡−1 (E2) Trong đó:

𝑇𝐴𝑖𝑡 : Tổng dồn tích trong năm thứ t (Bằng Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh);

∆𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡: Chênh lệch giữa doanh thu năm thứ t và năm thứ t-1

∆𝐴𝑅𝑖𝑡: Chênh lệch khoản phải thu khách hàng giữa năm thứ t và năm thứ t-1

𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡 : Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình • Bước 3: Tính biến kế toán tổng dồn tích 𝑇𝐴𝑖𝑡

𝐴𝑖𝑡−1 cho từng quan sát trong mẫu nghiên cứu với 𝑇𝐴𝑖𝑡

𝐴𝑖𝑡−1= 𝑁𝐸𝑇 𝑃𝑅𝑂𝐹𝐼𝑇𝑖𝑡−𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡

𝐴𝑖𝑡−1 ( 𝑁𝐸𝑇 𝑃𝑅𝑂𝐹𝐼𝑇𝑖𝑡 : lợi nhuận sau thuế năm t;

𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh năm t)

Bước 4: Tính biến dồn tích tùy ý (𝐷𝐴𝑖𝑡) cho từng quan sát trong mẫu nghiên cứu bằng chênh lệch giữa biến dồn tích thực tế và khoản dồn tích không tùy ý theo công thức:

𝐷𝐴𝑖𝑡 𝐴𝑖𝑡−1= 𝑇𝐴𝑖𝑡 𝐴𝑖𝑡−1− 𝑁𝐷𝐴𝑖𝑡 𝐴𝑖𝑡−1 (𝐸3)

Các khoản dồn tích tùy ý là một phần của tổng dồn tích, nó có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận thuần của doanh nghiệp mà không liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, biến kế toán dồn tích tùy ý được có thể mang dấu âm (-) biểu thị điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc dấu dương (+) thể hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận. Mục tiêu của nghiên cứu này là tập trung vào phân tích mức độ thực hiện quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp hơn là xem xét cụ thể xu hướng của hành vi điều chỉnh tăng hay điều chỉnh giảm giảm lợi nhuận của nhà quản lý. Do vậy, thay vì sử dụng giá trị thuần của khoản dồn tích tùy ý tính được từ (E3), người viết sử dụng giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích tùy ý làm thước đo đại diện cho mức độ quản trị lợi nhuận dồn tích.

Biến giải thích chính của mô hình là tính bất định trong chính sách kinh tế 𝑬𝑷𝑼. Trong những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều các nghiên cứu xem xét tác động của tính bất định chính sách kinh tế đến tài chính doanh nghiệp nói chung và hành vi quản trị lợi nhuận nói riêng. Người viết quyết định lựa chọn phương pháp đo lường dựa trên cơ sở tin tức làm biến đại diện cho biến giải thích cho các mô hình trong nghiên cứu này dựa trên ưu điểm là cách đo này nắm bắt bao quát được hầu hết các đặc điểm của tính bất định trong chính sách kinh tế, khắc phục được những hạn chế khi các thước đo khác chủ yếu khai thác tính bất định dựa trên một hoặc một số khía cạnh nhất định. Cách tiếp cận dựa trên cơ sở tin tức được đánh giá là hiệu quả, có độ tin cậy cao và ảnh hưởng đáng kể trong các nghiên cứu về đề tài bất định trong chính sách kinh tế. Cụ thể, người viết xem xét chỉ số WUI đo lường tính bất định trong chính sách kinh tế được phát triển bởi Ahir và cộng sự (2018).

Chỉ số WUI được tính bằng cách đếm số từ “Uncertainty” (hoặc các từ đồng

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)