Kết quả hồi quy đơn biến mối quan hệ giữa tính bất định trong chính

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 74 - 75)

2. Sự đáp ứng của nội dung khóa luận đối với đề tài khóa luậ n:

4.2.1. Kết quả hồi quy đơn biến mối quan hệ giữa tính bất định trong chính

kinh tế và quản trị lợi nhuận

Bắt đầu bằng một phân tích đơn biến đơn giản để đánh giá mức độ tác động của tính bất định trong chính sách kinh tế lên quản trị lợi nhuận dồn tích, người viết so sánh mức quản trị lợi nhuận AEM1 giữa các giai đoạn tính bất định chính sách kinh tế cao và thấp. Vì không có thang đo tiêu chuẩn cho việc phân loại mức độ cao hay thấp, do đó người viết lấy trung vị của biến EPU làm mốc theo đó giai đoạn có tính bất định cao là khi giá trị biến EPU lớn hơn trung vị và giai đoạn tính bất định chính sách kinh tế thấp là khi giá trị biến EPU nhỏ hơn trung vị. Như có thể thấy từ kết quả được báo cáo trong Bảng 4.3, xét về giá trị trung bình, mức độ quản trị lợi nhuận dồn tích lớn hơn trong giai đoạn tính bất định chính sách kinh tế cao so với giai đoạn tính bất định chính sách kinh tế thấp. Sự khác biệt giá trị trung bình của biến phụ thuộc ở hai mẫu phụ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% theo kiểm định t-test.

Bảng 4.3 Bảng kết quả hồi quy đơn biến mối quan hệ giữa tính bất định trong chính sách kinh tế và quản trị lợi nhuận

EPU thấp EPU cao t-value Mức ý nghĩa

AEM1 Giá trị trung bình 0,112 0,127 -5,167 1% AEM2 Giá trị trung bình 0,092 0,106 -5,216 1% AEM3 Giá trị trung bình 0,112 0,128 -5,157 1%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên dữ liệu thu thập)

Ngoài ra, sự khác biệt giá trị trung bình của biến quản trị lợi nhuận giữa hai nhóm EPU cao và EPU thấp cũng đều có ý nghĩa thống kê ở cả hai phương pháp đo lường thay thế của biến phụ thuộc được đo lường quản trị lợi nhuận dồn tích theo mô hình Jones (1991) và Kothari và cộng sự (2005), được ký hiệu lần lượt là AEM2 và AEM3. Kết quả cho thấy giá trung bình của AEM2 và AEM3 ở nhóm có EPU cao có giá trị lớn hơn so với nhóm có EPU thấp với sự khác biệt ở hai nhóm đều có ý nghĩa thống kê mức 1%. Kết quả trong Bảng 4.3 đã cung cấp bằng chứng cho thấy tính bất định trong chính sách kinh tế cao có liên quan đến việc tăng mức độ quản trị lợi nhuận dồn tích. Từ đó đưa ra bằng chứng ban đầu cho dự đoán rằng có mối tương quan cùng chiều giữa quản trị lợi nhuận và tính bất định trong chính sách kinh tế. Tuy nhiên, vì quản trị lợi nhuận chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác ngoài tính bất định trong chính

sách kinh tế, do đó để cung cấp đủ bằng chứng nhằm kết luận đáng tin cậy, người viết tiến hành thực hiện hồi quy đa biến để kiểm định mối quan hệ giữa hai khía cạnh này.

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)