2. Sự đáp ứng của nội dung khóa luận đối với đề tài khóa luậ n:
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1. Hạn chế của đề tài
Mối quan hệ giữa tính bất định trong chính sách kinh tế và quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp là hướng nghiên cứu mới và chưa có nghiên cứu tiền đề về đề tài này tại Việt Nam. Do đó, đề tài này vẫn còn những hạn chế nhất định.
Thứ nhất là hạn chế về độ lớn và chất lượng của dữ liệu, mẫu nghiên cứu chỉ xét trong giai đoạn từ 2007- 2020 đồng thời không bao gồm dữ liệu của các doanh nghiệp
trên sàn UPCOM nên kết quả nghiên cứu chưa thực sự phản ánh toàn diện thị trường chứng khoán Việt Nam. Người viết cũng loại ra các doanh nghiệp trong ngành tài chính, ngân hàng và tiện ích công cộng khỏi mẫu dữ liệu trong khi số lượng các doanh nghiệp thuộc các khối ngành này là đáng kể, như vậy nghiên cứu chưa xem xét được trên toàn bộ các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Thêm vào đó, sau khi xử lý và lọc dữ liệu, số quan sát tiếp tục giảm do các dữ liệu bị thiếu giá trị biến và các giá trị ngoại lai. Do đó, nếu mẫu quan sát được thực hiện ở phạm vi rộng hơn về cả số lượng doanh nghiệp lẫn thời gian nghiên cứu thì các kết quả ước lượng sẽ có độ tin cậy cao hơn, có tính toàn diện hơn và phản ánh được bức tranh bao quát của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới được thành lập và hoạt động trong vòng 20 năm, các quy định, yêu cầu về công bố thông tin chưa được xây dựng chặt chẽ và nhất quán như các quốc gia khác do đó quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu khi tiếp cận cơ sở dữ liệu để xây dựng các thang đo tương ứng cho các biến trong mô hình.
Thứ hai, hạn chế về phương pháp đo lường tính bất định trong chính sách kinh tế. Như đã trình bày ở phần cơ sở lí thuyết, tính bất định trong chính sách kinh tế là một khái niệm trừu tượng và vẫn còn nhiều tranh cãi về một thước đo hiệu quả và thống nhất trong giới nghiên cứu. Có nhiều thước đo được đề xuất và các thước đo giải quyết cho các khía cạnh khác nhau trong đó có 3 cách đo được sử dụng phổ biến: chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô, biến động thị trường trường khoán hoặc chỉ số dựa trên cơ sở tin tức, ngoài ra còn có các cách đo lường được công nhận khác. Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở hai phương pháp nắm bắt tính bất định là chỉ số dựa trên cơ sở tin tức WUI (Ahir và cộng sự, 2018) và chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô MII (Ali và Rehman, 2015), do đó có thể có nhiều phát hiện mới mà bài nghiên cứu này chưa xem xét tới.
Thứ ba là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý chỉ được tác giả xem xét trong phạm vi thuộc đặc điểm tài chính bên trong doanh nghiệp trong khi đó, quản trị lợi nhuận còn phụ thuộc và chịu sự chi phối từ nhiều khía cạnh khác chưa được xét đến trong nghiên cứu này như: mức độ phát triển thị trường tài chính; yếu tố vĩ mô liên quan đến chính trị, pháp luật, văn hóa; các yếu tố về đặc điểm nhà quản lý như trình độ học vấn, tỉ lệ sở hữu và các đặc điểm liên quan
đến quản trị doanh nghiệp như quy mô hội đồng quản trị, quy mô của ban kiểm soát hay Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Giám đốc điều hành.
5.3.2. Đề xuất cho các hướng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài này của người viết mở ra nhiều hướng nghiên cứu tiềm năng cho dòng nghiên cứu về tác động của tính bất định trong chính sách kinh tế lên hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thứ nhất, các bài nghiên cứu sau nên xem xét mở rộng mẫu nghiên cứu để kết quả mang tính đại diện hơn thông qua bao gồm cả dữ liệu doanh nghiệp sàn UPCOM đồng thời nới rộng thêm thời gian nghiên cứu để đánh giá được tình hình điều chỉnh lợi nhuận ở các doanh nghiệp qua các năm, từ đó có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về thực trạng hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các doanh nghiệp và các tác động bởi tính bất định trong chính sách kinh tế tạo ra.
Thứ hai, người viết đã sử dụng chỉ số dựa trên cơ sở tin tức để nắm bắt tính bất định trong chính sách kinh tế và ngoài ra còn sử dụng chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô nhằm kiểm định tính vững của mô hình, tuy nhiên vẫn còn nhiều phương pháp thay thế khác cần xem xét trong nghiên cứu tiếp theo để nhận diện mức độ bất định chính sách kinh tế ở đa dạng khía cạnh hơn.
Thứ ba, các nghiên cứu sau cần xem xét rộng hơn phạm vi các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý ngoài các yếu tố tài chính bên trong doanh nghiệp như đã xây dựng trong các mô hình ở trên, thí dụ các điều kiện kinh tế vĩ mô, đặc điểm ngành kinh doanh hay các đặc trưng của quản trị doanh nghiệp và xét tới các đặc điểm của bản thân nhà quản lý.
Cuối cùng, bài nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào các doanh nghiệp phi tài chính do đó các nghiên cứu sau này có thể mở rộng nghiên cứu phân tích hành vi quản trị lợi nhuận giữa hai nhóm doanh nghiệp phi tài chính và tài chính (đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và các công ty chứng khoán) để cho thấy được sự khác biệt trong xu hướng quản trị lợi nhuận giữa hai nhóm doanh nghiệp này trong giai đoạn tồn tại bất định trong chính sách kinh tế, cung cấp kết quả nghiên cứu toàn diện cho đối tượng là các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường Việt Nam
Sơ kết chương 5
Dựa trên kết quả nghiên cứu về tác động của tính bất định trong chính sách kinh tế lên quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp, người viết đã đưa ra các đề xuất cho các bên liên quan nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán và tạo môi trường chủ động cho các doanh nghiệp khi đối diện với những bất định, không chắc chắn trong quy định, chính sách kinh tế. Theo đó, các nhà tài trợ vốn, nhà đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp cần thận trọng và dành nhiều sự quan tâm tới chất lượng báo cáo tài chính, mức độ trung thực và tính chính xác của các số liệu kế toán, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận. Đối với các cơ quan quản lý, bộ phận thiết lập các chính sách cần có những kế hoạch xây dựng lộ trình ban hành mới quy định, chính sách một cách rõ ràng và thông báo đến doanh nghiệp kịp thời và đồng thời cũng cần lường trước một cách toàn diện những tác động từ những bất định trong chính sách kinh tế lên các quyết định, môi trường hoạt động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đóng góp kết quả thực nghiệm tạo tiền đề cho các dòng nghiên cứu liên quan đến tính bất định trong chính sách kinh tế và quản trị lợi nhuận. Vì vậy, người viết mong đợi kết quả trong bài nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm đạt được, nghiên cứu này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định cần khắc phục trong việc thu thập dữ liệu, lựa chọn cách thức đo lường biến và phương pháp ước lượng, hồi quy mô hình. Từ những hạn chế này, người viết kỳ vọng đây là động lực thúc đẩy các nghiên cứu có liên quan ngày càng hoàn thiện hơn trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Văn Dương, & Ngô Hoàng Điệp. (2017). Đặc điểm hội đồng quản trị và hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 54(3), 71–84.
2. Đường Nguyễn Hưng (2013), “Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên báo cáo tài chính”. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số 1+2+3.
3. Mai Thị Thanh Trà, & Trần Thị Hải Lý. (2020). Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và nắm giữ tiền của các công ty thuộc khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 31(8), 25– 50.
4. Phạm Thị Bích Vân (2013), “Nghiên cứu động cơ quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM”. Tạp chí ngân hàng, số 9, tháng 5/2013, pp 32-39.
5. Phạm Thị Bích Vân. (2017). Quản trị lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Luận án Tiến sĩ Kế toán, Trường Đại học Đà Nẵng).
6. Thị Bích Duyên, T., & Nguyễn Đình Tuấn, P. (2021). Quản trị công ty và quản trị lợi nhuận tại Việt Nam: tiếp cận từ phân tích tổng hợp. Tạp
Chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, (59).
https://doi.org/10.52932/jfm.vi59.36
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Achleitner, A. K., Günther, N., Kaserer, C., & Siciliano, G. (2014). Real earnings management and accrual-based earnings management in family firms. European Accounting Review, 23(3), 431-461.
2. Ahir, H., Bloom, N., & Furceri, D. (2018) The World Uncertainty Index. Available at SSRN:https://ssrn.com/abstract=3275033 or
http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3275033
3. Ali, A., & Rehman, H. U. (2015). Macroeconomic instability and its impact on gross domestic product: an empirical analysis of Pakistan. Pakistan Economic and Social Review, 285-316.
4. Altamuro, J., Beatty, A. L., & Weber, J. (2005). The effects of accelerated revenue recognition on earnings management and earnings informativeness: Evidence from SEC Staff Accounting Bulletin No. 101. The Accounting Review, 80(2), 373-401.
5. Attig, N., El Ghoul, S., Guedhami, O., & Zheng, X. (2018). Dividends and Economic Policy Uncertainty: International Evidence. Available at
SSRN: https://ssrn.com/abstract=3295228 or
http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3295228
6. Baker SR, Bloom, N (2013) Does uncertainty drive business cycles? Using disasters as natural experiments. National bureau of economic research working 19475
7. Baker, S. R., & Bloom, N. (2013). Does uncertainty reduce growth? Using disasters as natural experiments. Cambridge, MA: Working paper, National Bureau of Economic Research.
8. Baker, S. R., Bloom, N., & Davis, S. J. (2016). Measuring economic policy uncertainty. The Quarterly Journal of Economics, 131(4), 1593– 1636.
9. Baker, S., Bloom, N., Davis, S. J., & Wang, X. (2013). A measure of economic policy uncertainty for China. University of Chicago, Chicago. 10.Bartov, Eli, Ferdinand A. Gul, and Judy S. L. Tsui, 2000, Discretionary-
accruals models and audit qualications. Journal of Accounting and Economics 30, 421- 452.
11.Bens, D. A., Nagar, V., & Wong, M. F. (2002). Real investment implications of employee stock option exercises. Journal of Accounting Research, 40(2), 359-393.
12.Bermpei, T., Kalyvas, A. N., Neri, L., & Russo, A. (2021). Does economic policy uncertainty matter for financial reporting quality? Evidence from the United States. Review of Quantitative Finance and Accounting, 1-51.
13.Bermpei, T., Kalyvas, A., Neri, L., Russo, A., 2019. Does economic policy uncertainty matter for financial reporting quality? Evidence from
the United States. Available at SSRN:
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id= 3423646
14.Bernanke, B. S. (1983). Irreversibility, uncertainty, and cyclical investment. The Quarterly Journal of Economics, 98(1), 85–106
15.Cahan, S. F. (1992). The effect of antitrust investigations on discretionary accruals: A refined test of the political-cost hypothesis. Accounting review, 77-95.
16.Chauhan, Y., & Jaiswall, M. (2020). Economic policy uncertainty and incentive to smooth earnings: evidence from India. Working paper (Stern School of Business, New York University).
17.CHENG, C. J., & ZHAO, D. S. (2004). An Analysis on Transaction Expense of Off-site Regulatory Efficiency. Journal of Henan College of Financial Management Cadres.
18.Cohen, D. A., & Zarowin, P. (2010). Accrual-based and real earnings management activities around seasoned equity offerings. Journal of Accounting and Economics, 50(1), 2–19.
19.Cohen, D. A., & Zarowin, P. (2010). Accrual-based and real earnings management activities around seasoned equity offerings. Journal of accounting and Economics, 50(1), 2-19.
20.Cui, X., Yao, S., Fang, Z., & Wang, H. (2021). Economic policy uncertainty exposure and earnings management: evidence from China. Accounting & Finance, 61(3), 3937-3976.
21.Darmawan, I. P. E., Sutrisno, T., & Mardiati, E. (2019). Accrual Earnings Management and Real Earnings Management: Increase or Destroy Firm Value?. International Journal of Multicultural and Multireligious Understanding, 6(2), 8-19.
22.Darmawan, I. P. E., Sutrisno, T., & Mardiati, E. (2019). Accrual Earnings Management and Real Earnings Management: Increase or Destroy Firm Value?. International Journal of Multicultural and Multireligious Understanding, 6(2), 8-19.
23.Davis, S. J. (2016). An index of global economic policy uncertainty (No. w22740). National Bureau of Economic Research.
24.DeAngelo, Linda Elizabeth, 1986, Accounting numbers as market valuation substitutes: A study of management buyouts of public stockholders. The Accounting Review 61, 400{420.
25.DeAngelo, Linda Elizabeth, 1988, Managerial competition, information costs, and corporate governance: The use of accounting performance measures in proxy contests. Journal of Accounting and Economics 10, 3{36.
26.Dechow, P. M., & Dichev, I. D. (2002). The quality of accruals and earnings: The role of accrual estimation errors. The Accounting Review, 77(s-1), 35–59.
27.Dechow, P. M., Sloan, R. G., & Sweeney, A. P. (1995). Detecting earnings management. Accounting Review, 70(2), 193–225.
28.DeFond, Mark L., and Chul W. Park, 1997, Smoothing income in anticipation of future earnings. Journal of Accounting and Economics
29.Demir, E., & Ersan, O. (2017). Economic policy uncertainty and cash holdings: Evidence from BRIC countries. Emerging Markets Review, 33, 189–200
30.Ding, R., Li, J., & Wu, Z. (2018). Government affiliation, real earnings management, and firm performance: The case of privately held firms. Journal of Business Research, 83, 138-150.
31.Dutta, S., & Fan, Q. (2014). Equilibrium earnings management and managerial compensation in a multiperiod agency setting. Review of Accounting Studies, 19(3), 1047-1077.
32.El Ghoul, S., Guedhami, O., Kim, Y., Yoon, H.J.(2021) Political uncertainty and accounting quality Account. Available at SSRN:https://papers.ssrn.com/sol 3/papers.cfm?abstract_id= 3634315 33.Fernández-Villaverde, J., Guerrón-Quintana, P., Kuester, K., & Rubio-
Ramírez, J. (2015). Fiscal volatility shocks and economic activity. American Economic Review, 105(11), 3352-84.
34.Francis, J., LaFond, R., Olsson, P., & Schipper, K. (2005). The market pricing of accruals quality. Journal of Accounting and Economics, 39(2), 295–327.
35.Garel, A. L. E. X. A. N. D. R. E., Martin-Flores, J. O. S. E., Petit-Romec, A. R. T. H. U. R., & Scott, A. (2017). Distracted investors and earnings management. Available at SSRN 3023754.
36.Graham, J. R., Harvey, C. R., & Rajgopal, S. (2005). The economic implications of corporate financial reporting. Journal of Accounting and Economics, 40(1), 3–73.
37.Gulen, H., & Ion, M. (2015). Policy uncertainty and corporate investment. The Review of Financial Studies, 29(3), 523–564
38.Gunny, K. A. (2005). What are the consequences of real earnings management?. University of California, Berkeley.
39.Gunny, K. A. (2010). The relation between earnings management using real activities manipulation and future performance: Evidence from meeting earnings benchmarks. Contemporary accounting research, 27(3), 855-888.
40.Hassett, K. A., & Metcalf, G. E. (1999). Investment with uncertain tax policy: Does random tax policy discourage investment. The Economic Journal, 109(457), 372-393.
41.Hawborn Dahlstedt, S. (2019). Political Risk & Earnings Quality: An analysis of political effects on earnings management.
42.Healy, P. M., & Wahlen, J. M. (1999). A review of the earnings management literature and its implications for standard setting.
Accounting Horizons, 13(4), 365–383
43.Healy, P. M., and K. G. Palepu, 2001, Information asymmetry, corporate disclosure, and the capital markets: a review of the empirical disclosure literature. Journal of Accounting and Economics 31, 405–440.
44.Jain, A., Jackson, D., & Sakaki, H. (2021). Political, economic, financial uncertainty, and real earnings management. Journal of Corporate Accounting & Finance, 32(2), 52-66.
45.Jensen, M. C. (1986). Agency costs of free cash flow, corporate finance, and takeovers. American Economic Review, 76(2), 323–329.
46.Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 3(4), 305-360.
47.Jensen, M. C., and W. H. Meckling, 1976, Theory of the firm: managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics 3, 305–360.
48.Jones, J. J. (1991). Earnings management during import relief investigations. Journal of Accounting Research, 193–228.
49.Julio, B., & Yook, Y. (2012). Political uncertainty and corporate investment cycles. The Journal of Finance, 67(1), 45-83.
50.Julio, Brandon, and Youngsuk Yook, 2012, Political uncertainty and corporate investment cycles. Journal of Finance 67, 45{83.
51.Jurado, K., Ludvigson, S. C., & Ng, S. (2015). Measuring uncertainty.