Mô hình phân tích tác động trung gian của hạn chế tài chính lên mố

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 60 - 62)

2. Sự đáp ứng của nội dung khóa luận đối với đề tài khóa luậ n:

3.1.3. Mô hình phân tích tác động trung gian của hạn chế tài chính lên mố

hệ giữa tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận.

Để kiểm tra vai trò của hạn chế tài chính như một kênh trung gian (hay còn gọi kênh kinh tế) mà thông qua đó, tính bất định trong chính sách kinh tế có thể làm tăng mức độ quản trị lợi nhuận dồn tích, người viết áp dụng quy trình ba bước như được đề xuất bởi (MacKinnon và Dwyer, 1993). Nhiều nghiên cứu về quản trị lợi nhuận áp dụng hướng phân tích trung gian này (Ding và cộng sự 2018; Cai và cộng sự, 2020; Cui và cộng sự, 2020; Bermpei và cộng sự, 2021). Ngoài ra, người viết sử dụng thêm kiểm định Sobel (1982), tương tự với các nghiên cứu kế toán khác (Ding và cộng sự 2018; Cai và cộng sự 2020, Bermpei và cộng sự, 2021), để xác nhận tác động trung gian là có ý nghĩa thống kê.

Mô hình (3.3) bao gồm hồi quy 3 bước như sau:

Bước 1: 𝐴𝐸𝑀𝑖,𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝐸𝑃𝑈𝑖,𝑡 + ∑ 𝛽𝑘 𝑘𝐶𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙𝑠𝑘,𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡 (3.3.1) Đầu tiên, người viết xem xét tác động của tính bất định trong chính sách kinh tế đến mức độ quản trị lợi nhuận. Nếu giữa EPU và EM không có mối quan hệ nào thì không có cơ sở để phân tích tác động trung gian.

Bước 2: 𝐹𝐶𝑖,𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝐸𝑃𝑈𝑖,𝑡 + ∑ 𝛽𝑘 𝑘𝐶𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙𝑠𝑘,𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡+1 (3.3.2) Tiếp theo, xem xét tác động của tính bất định trong chính sách kinh tế đến tình trạng hạn chế tài chính (kí hiệu là biến FC). Nếu EPU và FC không có mối quan hệ nào thì hạn chế tài chính chỉ là một biến thứ ba có thể có hoặc không liên hệ gì với quản trị lợi nhuận. Một tác động trung gian chỉ có ý nghĩa nếu tính bất định trong chính sách kinh tế có tác động, ảnh hưởng đến tình trạng hạn chế tài chính.

Bước 3: 𝐴𝐸𝑀𝑖,𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝐸𝑃𝑈𝑖,𝑡+ 𝛽3𝐹𝐶𝑖,𝑡+ ∑ 𝛽𝑘 𝑘𝐶𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙𝑠𝑘,𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡 (3.3.3) Mô hình mong đợi hạn chế tài chính tác động lên quản trị lợi nhuận, nhưng trong điều kiện bất định trong chính sách kinh tế không còn ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận (hoặc vẫn có ảnh hưởng nhưng ở mức độ nhỏ hơn). Nếu tồn tại hiệu ứng trung gian, ảnh hưởng của EPU đối với EM sẽ biến mất (hoặc ít nhất là yếu đi) khi FC được đưa vào hồi quy. Từ đó kết luận tác động của EPU lên EM sẽ đi qua FC.

Người viết đo lường biến hạn chế tài chính (FC) bằng cách sử dụng chỉ số WW index được phát triển bởi Whited và WU (2006). Whited and Wu xây dựng chỉ số về hạn chế tài chính dựa trên một mô hình đầu tư liên ngành để giải thích cho những bất hoàn hảo của thị trường tài chính. Chỉ số WW là sự kết hợp tuyến tính của sáu yếu tố thực nghiệm bao gồm dòng tiền, chi trả cổ tức, đòn bẩy, quy mô doanh nghiệp, mức độ tăng trưởng của toàn ngành, và mức độ tăng trưởng doanh thu. Ưu điểm của chỉ số này là sự sẵn có của dữ liệu vì bởi người ta có thể thu thập một cách dễ dàng thông qua báo cáo tài chính và thông tin thị trường.

𝑊𝑊 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 = −0,091𝑥𝐶𝑎𝑠ℎ𝑓𝑙𝑜𝑤𝑖𝑡− 0,062𝑥𝐷𝐼𝑉𝑖𝑡+ 0,021𝑥𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 − 0,044𝑥𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 − 0,035𝑥𝑆𝐺𝑖𝑡+ 0,012𝑥𝐼𝑆𝐺𝑖𝑡

Trong đó biến thể hiện đặc điểm riêng của doanh nghiệp bao gồm biến dòng tiền Cashflow được tính bằng dòng tiền từ hoạt động chia cho tổng tài sản, các biến khác bao gồm biến giả chia cổ tức DIV, biến tỉ lệ đòn bẩy LEV, biến quy mô doanh nghiệp SIZE và biến tốc độ tăng trưởng doanh thu SG được tính tương tự như ở mô hình

(3.1). Ngoài các biến thể hiện đặc điểm riêng của doanh nghiệp kể trên, Whited và cộng sự (2006) còn chứng minh rằng hạn chế tài chính của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chung của ngành kinh doanh. Trong mô hình trên, ISG thể hiện tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành với cách phân loại nhóm ngành được phân đến mã ngành cấp 3 theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark). Chỉ số hạn chế tài chính WW càng lớn thể hiện doanh nghiệp có mức độ hạn chế tài chính càng cao.

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)