2. Sự đáp ứng của nội dung khóa luận đối với đề tài khóa luậ n:
2.2. Tổng quan lý thuyết về tính bất định trong chính sách kinh tế
2.2.1. Khái niệm về tính bất định trong chính sách kinh tế
Trong vài năm qua, một số thách thức lớn đã xuất hiện, gây ra bất ổn chính trị và kinh tế toàn cầu. Những điều này bắt đầu với làn sóng cách mạng "Mùa xuân Ả Rập", dẫn đến bất ổn chính trị ở Trung Đông và giữa các siêu cường trên thế giới, và tiếp đó là cuộc bầu cử của Donald Trump, người kêu gọi những thay đổi lớn trong hiện trạng toàn cầu trở thành tổng thống Mỹ. Gần đây, cuộc bỏ phiếu cho việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là "Brexit", đã làm gia tăng nghi ngờ về tương lai của đồng Euro và các chính sách kinh tế ở châu Âu. Khi thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng, những thay đổi như vậy tạo cảm giác bất ổn về chính trị và kinh tế, làm gia tăng sự không chắc chắn trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây và các tranh chấp chính sách đảng phái ngày càng gia tăng ở Mỹ, ngày càng có nhiều lo ngại về các chính sách không chắc chắn chủ yếu liên quan đến các chính sách kinh tế và các quyết định tài chính (Baker và cộng sự, 2016). Điều này phần lớn dựa trên niềm tin rằng những bất ổn về thuế của Hoa Kỳ và châu Âu, cũng như các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách điều tiết khác, đã góp phần đáng kể vào sự suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu năm 2008 và sự phục hồi chậm chạp sau đó. Các vấn đề như thất nghiệp gia tăng và bất bình đẳng thu nhập, di cư, và biến động giá dầu đã khiến nền kinh tế toàn cầu thêm phức tạp. Hơn nữa, tính bất định trong chính sách kinh tế luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình kết quả kinh tế, bằng chứng là sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp gần đây ở nhiều quốc gia hiện đang gặp bất ổn về chính sách.
Kể từ khi xuất bản cuốn sách “Thời đại không chắc chắn” của John Kenneth Galbraith vào năm 1977, nhiều sự kiện quan trọng được đề cập đến trong phương tiện truyền thông và trong giới học thuật đã nhấn mạnh tính bất định là một vấn đề quan trọng trong giới tài chính. Không có nghi ngờ gì về tầm quan trọng của tính bất định nhưng giới nghiên cứu không đồng ý về một định nghĩa duy nhất cho tính bất định.
Hơn nữa, ảnh hưởng của tính bất định đối với các doanh nghiệp chưa được nghiên cứu cho đến một vài năm gần đây.
Tính bất định trong chính sách là rủi ro kinh tế liên quan đến các chính sách và khuôn khổ pháp lý của chính phủ trong tương lai chưa được xác định. Hiện tượng này càng làm tăng rủi ro rằng doanh nghiệp sẽ trì hoãn chi tiêu và đầu tư do sự không chắc chắn của thị trường. Theo Baker và cộng sự (2016), sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tính bất định xung quanh các chính sách của chính phủ đã lên đến đỉnh điểm do sự không chắc chắn của doanh nghiệp liên quan đến khuôn khổ quy định trong tương lai của chính phủ về chi tiêu, thuế, chính sách tiền tệ. Các tác giả này cho rằng tính bất định chính sách kinh tế đặc biệt làm chậm khả năng phục hồi sau suy thoái do các doanh nghiệp trì hoãn các quyết định của họ về chi tiêu đầu tư.
Tính bất định là sự lập lờ, không chắc chắn, không rõ ràng tuy nhiên có nghĩa rộng hơn, là những nhận định của một nhóm đa dạng đối tương như khách hàng, giám đốc điều hành công ty và nhà hoạch định chính sách về những triển vọng có thể có trong tương lai của doanh nghiệp. Một cách định nghĩa khác, tính bất định trong chính sách kinh tế là những thay đổi không thể dự đoán được mà có ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế và từ đó gây ra sự thay đổi trong các chính sách của chính phủ. Nói cách khác, nó phản ánh sự biến động của nền kinh tế xuất phát từ những chính sách về kinh tế, chính trị, tiền tệ không thể dự đoán trước được (Saud và cộng sự, 2020).
Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ của tính bất định, tuy nhiên, khi tính bất định gia tăng, những ảnh hưởng của nó được dự đoán là sẽ có ảnh hưởng về dài hạn trong đầu tư và phát triển kinh tế (Sahinoz và Erdogan Cosar, 2018). Do đó rất cần thiết để đưa ra phương pháp đo lường phản ánh mức độ bất định của quốc gia mà sự bất định đó có ảnh hưởng trọng yếu lên toàn bộ nền kinh tế.
2.2.2. Đo lường tính bất định trong chính sách kinh tế
Rõ ràng là có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính bất định trong chính sách kinh tế. Một số vấn đề ảnh hưởng đến tính bất định cả trong ngắn hạn và dài hạn, chẳng hạn như biến động tiền tệ và thay đổi quản lý cấp cao, trong khi các vấn đề khác chỉ có tác động ngắn hạn, chẳng hạn như sự thay đổi của giá dầu. Do đó, việc phân định ngắn hạn hay dài hạn là yếu tố then chốt để hiểu tác động của các yếu tố quyết định
tính bất định. Điều này đòi hỏi việc tìm kiếm phương pháp đo lường tính bất định chính sách kinh tế do các yếu tố khác nhau gây ra.
Một trong những thước đo lâu đời nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất là độ lệch chuẩn của giá cổ phiếu và lợi tức cổ phiếu. Chỉ số đo lường biến động thị trường (VIX) từ Sàn giao dịch quyền chọn Chicago đã được sử dụng trong nhiều năm như một đại diện cho những bất ổn của công ty trong Thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, VIX là một thước đo thị trường, do đó chỉ nắm bắt được tính bất định của thị trường. Vì các thước đo thị trường phụ thuộc vào tính thanh khoản và độ sâu của thị trường, chúng thể hiện hiệu quả nắm bắt tốt nhất đối với các thị trường và ngành công nghiệp đã trưởng thành và không thể mở rộng thêm ở các quốc gia. Một thước đo quan trọng khác về tính bất định trong chính sách được rút ra từ cuộc khảo sát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia với các nhà dự báo chuyên nghiệp, cho thấy tình trạng bất ổn kinh tế ở Mỹ đang trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hạn chế của cách đo này là chỉ tập trung vào khía cạnh chính sách của tính bất định.
Một xu hướng nghiên cứu khác tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của tính bất định trong chính trị. Julio và Yook (2012) khám phá tính bất định xung quanh những năm bầu cử và đề xuất sử dụng một biến giả trong những năm này. Jaramillo và Sancak (2007), Jurado và cộng sự (2015), Ali và Rehman (2015) đo lường tính bất định bằng cách sử dụng kỹ thuật kinh tế lượng. Nhóm tác giả lập luận rằng bất ổn kinh tế vĩ mô là yếu tố hình thành nên tính bất định, từ đó phát triển và giới thiệu các chỉ số mới cho tính bất định trong chính sách kinh tế thông qua đo lường độ bất ổn kinh tế vĩ mô, gọi chung là chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô. Các chỉ số này dựa trên nhiều thông số kinh tế khác nhau bao gồm thông số kinh tế vĩ mô và các chỉ số thị trường tài chính.
Mặc dù các phép đo này đều được chấp nhận, nhưng hạn chế là chúng chỉ đo lường một hoặc một số yếu tố cụ thể cấu thành nên tính bất định tổng quát. Ưu điểm là các cách đo này làm nổi bật tầm quan trọng và sự khác biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính bất định trong trong tương lai; minh họa cách thức tin tức, chính trị, chính sách và thị trường có thể ảnh hưởng đến tính bất định của chính sách. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp đo lường này không dễ sử dụng vì chúng không được công bố rộng rãi và cũng không dễ sử dụng nhân rộng ở các quốc gia, nền kinh tế
khác nhau. Chính khe hở này càng thôi thúc các nhà nghiên cứu tìm kiếm được một thước đo rộng hơn, bao quát hơn để nắm bắt tất cả các yếu tố cấu thành nên tính bất định.
Baker và cộng sự (2013) đã phát triển một chỉ số đại diện cho tính bất định trong chính sách kinh tế mà bao gồm và đo lường được hầu hết các yếu tố được nhấn mạnh trong các nghiên cứu trước đó. Nhằm nắm bắt tính bất định từ tin tức, chính sách, thị trường và các chỉ số kinh tế, nhóm tác giả tổng hợp tất cả các yếu tố này thành một chỉ số mới - chỉ số bất định trong chính sách kinh tế (Economic Policy Uncertainty index, gọi tắt là chỉ số EPU, ở một số nghiên cứu gọi là chỉ số BBD) bằng cách sử dụng trung bình có trọng số của ba thành phần: tần suất tin tức đề cập tính bất định trong kinh tế liên quan đến yếu tố chính sách, có bao nhiêu điều khoản trong luật thuế liên bang sẽ sớm hết hạn, và sự bất đồng giữa các nhà dự báo kinh tế. Trong ba yếu tố này, các tác giả khẳng định rằng phạm vi bao phủ của tin tức trên các tạp chí uy tín đề cập tính bất định trong kinh tế liên quan đến yếu tố chính sách là yếu tố trọng tâm hình thành nên chỉ số EPU, do đó Baker và cộng sự (2016) đã cải tiến chỉ số này chỉ thuần bao gồm yếu tố tin tức. Thành phần này có thể được đo lường bằng cách tìm kiếm báo các bài báo, tin tức từ các tạp chí uy tín có chứa các từ “kinh tế”, “tính bất định”, cùng với các từ “quy định”, “luật pháp” và một hoặc nhiều thuật ngữ sau: “quốc hội”, “luật pháp”, “nhà trắng”, “quy định”, “dự trữ liên bang” hoặc “thâm hụt”. Chỉ số EPU xây dựng dựa trên đặc điểm đa dạng của tính bất định của chính sách kinh tế, chẳng hạn như tần suất tham chiếu tính bất định trong chính sách trên các tạp chí. Chỉ số này phản ứng tốt với các sự kiện lớn liên quan đến thời điểm tính bất định trong chính sách tăng cao, với các xung đột xảy ra xung quanh các cuộc bầu cử, chiến tranh, cuộc khủng hoảng Khu vực đồng tiền chung châu Âu và sự ra đời của Chương trình trợ cấp các tài sản xấu (TARP). Thước đo này cũng có mối tương quan cao với chỉ số biến động VIX. Sự sẵn có của chỉ số này đã thúc đẩy nhiều học giả quan tâm đến lĩnh vực này và đã giúp trả lời một loạt các câu hỏi nghiên cứu liên quan. Những nỗ lực này đã đem đến sự chấp nhận rộng rãi của chỉ số và mở ra cánh cửa cho các nghiên cứu sâu hơn. Davis (2016) dựa trên nguyên tắc của Baker và cộng sự đã xây dựng nên chỉ số EPU cho toàn cầu dựa trên nguyên tắc lấy trung bình có trọng số dữ
liệu của các quốc gia có nền kinh tế lớn, với lập luận rằng các quốc gia này bao quát được phần lớn bức tranh của cả thế giới.
Tuy được phổ biến rộng rãi nhưng hạn chế của chỉ số EPU là chỉ số này chỉ có sẵn cho các quốc gia phát triển và các nền kinh tế lớn trên thế giới, do đó Ahir và cộng sự (2018) đã xây dựng nên một chỉ số khác đo lường tính bất định – gọi là World Uncertainty index (WUI) cho 143 quốc gia từ năm 1996 cho tới nay. Khác với những phương pháp đo lường về tính bất định trong chính sách kinh tế, 2 yếu tố giúp chỉ số WUI được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia: yếu tố thứ nhất là chỉ số này tính toán dựa trên nguyên tắc chỉ xét tới hai chủ đề nhất định trên các báo cáo quốc gia, đó là kinh tế và chính trị. Thứ hai, các báo cáo quốc gia của tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) mà chỉ số này dựa vào đều phải thông qua quy trình xét duyệt, xử lí kỹ càng và phải tuân thủ các quy định về cấu trúc, trình bày cụ thể giúp góp phần làm giảm những nghi ngờ về độ chính xác cũng như tính nhất quán của chỉ số này. Nhóm tác giả cũng đã thực hiện các thử nghiệm nhằm kiểm tra tính đáng tin cậy của chỉ số WUI thông qua so sánh cho thấy có mối tương quan cao với chỉ số EPU của Baker và cộng sự (2016).
2.3. Mối quan hệ giữa tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận trị lợi nhuận
2.3.1. Nền tảng lý thuyết
2.3.1.1 Lý thuyết bất cân xứng thông tin
Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với (các) bên còn lại. Khái niệm này được George Akerlof đề xuất lần đầu tiên vào những năm 1970 và tiếp tục phát triển bởi Spence Michael (1973) và Joseph Stigliz (1975). Lí thuyết này được xây dựng nhằm mục tiêu giải thích hiện tượng thông tin giữa các bên liên quan không cân xứng do khác biệt về lợi ích. Lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng một thị trường vốn có hiện tượng bất cân xứng thông tin xảy ra khi một bên tham gia thị trường (nhà quản trị, quản lý bên trong doanh nghiệp) biết nhiều thông tin nội bộ của doanh nghiệp, trong khi đó các bên khác tham gia thị trường như cổ đông, nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp bị hạn chế, không thể nắm được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này xuất phát từ việc các công ty không công bố đầy đủ và
chính xác thông tin ra bên ngoài, dẫn đến các nhà đầu tư không tiếp cận được đủ thông tin hữu ích, ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ.
Theo Mishkin (1992), bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến hai hệ quả, đó là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Scott (1989) cho rằng lựa chọn đối nghịch xảy ra khi một hoặc nhiều bên bên tham gia giao dịch kinh doanh có nguồn thông tin thuận lợi hơn những bên khác, sự hạn chế thông tin dẫn đến hậu quả một bên tham gia giao dịch đưa ra các quyết định kinh tế sai lầm và bên còn lại hưởng lợi từ quyết định sai lầm đó. Sự lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức phát sinh khi bên chiếm ưu thế về thông tin nhận thức rõ được tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các bên tham gia giao dịch, từ đó hình thành động cơ thúc đẩy hành động vì lợi ích cá nhân dù cho điều đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế về thông tin. Hành vi này được bên kém ưu thế thông tin cho là hành vi sai trái với đạo đức và gây ra rủi ro cho họ. Rủi ro đạo đức là hệ quả xảy ra sau khi giao dịch diễn ra.
Trong những thời điểm doanh nghiệp phải đối mặt với những bất định trong nền kinh tế, môi trường hoạt động và sự thay đổi không lường trước được của những quy định, chính sách có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì nhà quản lý đứng áp lực đảm bảo một kết quả kinh doanh tích cực nhằm đáp ứng những mong đợi của thị trường, từ đó nhận được tín hiệu tích cực từ nhà đầu tư khi họ tin tưởng vào tiềm năng của doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh đầu tư vốn vào doanh nghiệp, tăng nhu cầu mua chứng khoán làm tăng giá chứng khoán và cuối cùng nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp. Với việc nhận thức vấn đề thông tin bất cân xứng khi các nhà đầu tư bên ngoài thị trường bị hạn chế về thông tin tài chính của doanh nghiệp và đứng trước những áp lực về mục tiêu kinh doanh, nhà quản lý có động cơ thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận nhằm đánh lừa nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó duy trì và nâng cao vị thế doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư. Ngoài ra, hành động này giúp nhà quản lý nắm lấy cơ hội trong các hợp đồng mà điều khoản lợi ích phụ thuộc vào chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trên báo