Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 73 - 74)

2. Sự đáp ứng của nội dung khóa luận đối với đề tài khóa luậ n:

4.1.2. Phân tích tương quan

Hệ số tương quan Pearson đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Hệ số tương quan Pearson sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1. Trước khi chạy mô hình hồi quy đa biến, người viết tiến hành xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến nhằm kiểm tra xem liệu mô hình có dấu hiệu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Mô hình một khi xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến sẽ khiến các chỉ số ước lượng bị sai lệch và kết quả hồi quy không còn ý nghĩa thống kê. Nếu hệ số tương quan tiến gần đến 1 hoặc -1 thì tồn tại mối quan hệ tuyến tính mạnh mẽ giữa các biến. Thông thường, hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra ảnh hưởng không đáng kể khi hệ số tương quan nhỏ hơn 0.7.

Từ kết quả của ma trận tương quan trong phụ lục 2 cho thấy hệ số tương quan Pearson giữa các cặp biến đều nhỏ hơn 0.7 trừ hệ số tương quan của cặp biến trung gian WW_INDEX và biến kiểm soát SIZE là cao (0.702), là dấu hiệu cho thấy mô hình có thể xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Để xác nhận có chắc chắn tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến hay không, người viết tiến hành kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF. Hair và cộng sự (2009) cho rằng, ngưỡng VIF từ 10 trở lên sẽ xảy ra đa cộng tuyến mạnh. Kết quả kiểm định phương sai VIF cho thấy giá trị VIF của biến WW_INDEX và SIZE lần lượt là 51.77 và 27.12, như vậy có khả năng cao xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến mạnh, do đó để không ảnh hưởng đến kết quả mô hình, người viết thay thế thước đo quy mô doanh nghiệp ở mô hình 3.3- phân tích biến trung gian là bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần (thay vì logarit tự nhiên của tổng tài sản như ở hai mô hình đầu), kí hiệu là FS. Kết quả hệ số phương sai VIF sau khi đổi cách đo lường được trình bày ở phụ lục 3 cho thấy các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 do đó các mô hình nghiên cứu không còn xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)