2. Sự đáp ứng của nội dung khóa luận đối với đề tài khóa luậ n:
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận
Quản trị lợi nhuận tuy được thực hiện bởi các nhà quản lý trong doanh nghiệp nhưng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố không chỉ xuất phát từ bản thân nhà quản lý, mà còn từ các nhân tố vĩ mô và vi mô khác. Trong nghiên cứu này, người viết tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận xuất phát từ cấp
độ doanh nghiệp, tiếp theo là cấp độ ngành kinh doanh và cuối cùng là cấp độ quốc gia.
Đầu tiên, ở cấp độ doanh nghiệp, Fields và cộng sự (2001), Healy (1985), Burgstahler và cộng sự (2006), cùng với các tác giả khác xem xét hành vi quản trị lợi nhuận ở các nhóm doanh nghiệp có quy mô khác nhau và kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp nó không hoàn toàn nghiêng về một phía mà bao gồm cả cùng chiều và ngược chiều. Với các hướng nghiên cứu cho rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng ngược chiều lên hành vi quản trị lợi nhuận, các tác giả lập luận rằng các doanh nghiệp lớn có bộ máy quản lý hoàn thiện, phức tạp hơn và có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu hơn các doanh nghiệp nhỏ, do đó làm giảm khả năng thao túng, điều chỉnh lợi nhuận của ban giám đốc (Beasley và cộng sự 2000, Warfield và cộng sự 1995). Tuy nhiên ở chiều hướng ngược lại, các nhà nghiên cứu lập luận rằng thị trường vốn đặt ra áp lực buộc doanh nghiệp lớn phải đạt được mục tiêu mong đợi, từ đó tạo động cơ khiến doanh nghiệp áp dụng các chính sách kế toán thổi phồng (Richardson và cộng sự, 2002).
Ngoài quy mô doanh nghiệp, cơ hội phát triển cũng là nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận. Sehn và Chih (2007) nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp có động cơ nâng cao chất lượng lợi nhuận nhằm mong muốn được hưởng chi phí vốn rẻ hơn khi đang đứng trước những cơ hội phát triển tiềm năng, ngoài ra, các công ty này cũng hạn chế quản trị lợi nhuận vì các nhà quản lý nhận thức được rằng doanh nghiệp đang bị soi xét kĩ hơn từ thị trường. Chính sách cổ tức cũng là một trong những yếu tố tác động lên hành vi quản trị lợi nhuận cần xem xét. Chi trả cổ tức sẽ làm giảm nguồn vốn nội bộ và tăng nhu cầu tài trợ vốn từ bên ngoài (Lamma và Negassh, 2011). Do đó, các doanh nghiệp chi trả cố tức nhiều hơn sẽ động lực nâng cao chất lượng lợi nhuận để có thể tiếp cận nguồn vốn bên ngoài với chi phí thấp hơn. Damodaran (2009) đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa quản trị lợi nhuận và chính sách cổ tức trong doanh nghiệp.
Watts và Zimmerman (1986) cho rằng các yếu tố đặc trưng của ngành cũng là một biến số quan trọng quyết định đến việc lựa chọn kế toán, do đó ở một số ngành nhất định tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quản trị lợi nhuận hơn các ngành khác.
Ronen và Yaari (2008) gợi ý rằng cạnh tranh ngành và quản trị lợi nhuận có mối tương quan trong thị trường mà ở đó cạnh tranh làm giảm lợi ích cá nhân của nhà quản lý và do đó làm giảm động cơ để ban quản lý tham gia vào hoạt động quản trị lợi nhuận. Marciukaitye và Park (2009) cũng đưa ra bằng chứng rằng cạnh tranh ngành làm giảm vấn đề đại diện. Tương tự như vậy, các công ty trong các ngành được giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt thường có đặc điểm là chi phí đại diện thấp, và do đó ít có khả năng tham gia vào hoạt động quản trị lợi nhuận hơn (Warfield và cộng sự, 1995).
Các nghiên cứu gần đây đã xem xét các yếu tố tác động lên hành vi quản trị lợi nhuận ở cấp độ quốc gia, các nghiên cứu xuyên quốc gia về hoạt động quản trị lợi nhuận đã báo cáo những khác biệt đáng kể giữa các quốc gia khác nhau (Gaio, 2010). Sự chêch lệch mức độ quản trị lợi nhuận giữa các quốc gia là do sự khác biệt về áp lực thị trường, thể chế chính trị, môi trường kinh tế xã hội, chính sách chính phủ (Burgstahler và cộng sự, 2006; Enomoto và cộng sự, 2012). Sự ổn định chính sách của một quốc gia có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thị trường vốn (Eleswarapu và Venkataraman, 2006). Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ thông tin bất cân xứng giữa các bên tham gia thị trường. Tương tự như vậy, hoạt động hiệu quả của chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ bất cân xứng của thông tin trong một quốc gia. Do đó, người viết cho rằng cả sự ổn định chính sách và hiệu quả của chính phủ có liên quan tích cực, làm giảm khả năng tham gia quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ding, Li và Wu (2018) báo cáo kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng quản trị lợi nhuận có liên quan đến các hoạt động của chính phủ. Đồng thời theo Bernanke, tính bất định trong chính sách tài chính và tiền tệ ảnh hưởng tiêu cực đến chu trình kinh tế và do đó các doanh nghiệp lựa chọn trì hoãn các quyết định đầu và chú trọng vào chỉ tiêu lợi nhuận tránh sự phán ứng tiêu cực từ thị trường vốn. Do đó một khi tính bất định trong chính sách kinh tế càng cao sẽ dẫn đến các điều kiện kinh tế vĩ mô không còn chắc chắn và tiếp theo đó là sự xuất hiện của các quy định, chính sách mới có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Gulen và Ion (2015) cho rằng khi các nhà quản lý nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh trong
tương lai sẽ trở nên không chắc chắn trong khi vẫn phải đảm bảo các mục tiêu về lợi nhuận thì họ sẽ có động cơ thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận.