Mô hình phân tích ảnh hưởng của chi phí đại diện lên mối quan hệ

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 59 - 60)

2. Sự đáp ứng của nội dung khóa luận đối với đề tài khóa luậ n:

3.1.2. Mô hình phân tích ảnh hưởng của chi phí đại diện lên mối quan hệ

tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận

Để xem xét liệu chi phí đại diện có làm thay đổi tác động của tính bất định trong chính sách kinh tế lên mức độ quản trị lợi nhuận hay không nhằm giải quyết giả thuyết 2, từ mô hình (3.1) ở trên, người viết sử dụng biến điều tiết là chi phí đại diện. Ở mô hình (3.2) này, người viết sử dụng biến điều tiết dạng phân loại, bằng cách phân chia

các quan sát trong mẫu dữ liệu theo hai nhóm: nhóm có chi phí đại diện cao và nhóm có chi phí đại diện thấp theo như nghiên cứu của Jain và cộng sự (2020).

Dựa trên nghiên cứu của Singh và Davidson (2003), người viết sử dụng tỷ lệ giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chia cho doanh thu thuần làm biến đại diện trực tiếp cho chi phí đại diện. Ý tưởng ở đây là chi phí bán hàng và chi phí quản lý bao gồm, trong số những chi phí khác, bao gồm các chi phí như hoa hồng trả cho các đại lý để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch, chi phí đi lại cho giám đốc điều hành, chi phí quảng cáo và tiếp thị, tiền thuê nhà và các tiện ích khác và do đó, ở một mức độ nào đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có nhiều khả năng phản ánh được hành động nhà quản lý sử dụng, chi tiêu các nguồn lực của công ty tự do theo ý mình. Phù hợp với quan điểm này, Singh và Davidson (2003) chỉ ra rằng nhà quản lý thường sử dụng chi phí quảng cáo và bán hàng để ngụy trang cho các chi tiêu cho lợi ích cá nhân. Tỷ lệ này càng cao ngụ ý chi phí đại diện càng lớn.

Sau khi hoàn thành đo lường biến, người viết chia mẫu dữ liệu theo từng nhóm ngành-năm và tính toán trung vị của biến chi phí đại diện. Người viết thiết lập biến giả AGENCY nhận giá trị 1 nếu giá trị biến chi phí đại diện lớn hơn trung vị, ngược lại nhận giá trị 0. Theo đó, nhóm có chi phí đại diện cao là nhóm có giá trị AGENCY bằng 1 và nhóm có chi phí đại diện thấp là nhóm có giá trị biến AGENCY bằng 0. Cuối cùng, người viết thực hiện hồi quy mô hình theo từng nhóm riêng biệt để so sánh hệ số hồi quy của các nhóm với nhau.

Một phần của tài liệu Tính bất định trong chính sách kinh tế và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)