Bộ phận nhà hàng và nhân lực bộ phận nhà hàng

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp_Tiêu Hà Phương_1821005480 (Trang 36 - 38)

1.4 Đào tạo nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn

1.4.1 Bộ phận nhà hàng và nhân lực bộ phận nhà hàng

23

1.4.1.1 Khái niệm nhà hàng

Có thể hiểu rằng, nhà hàng trước hết là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nhà hàng phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, có thể nguồn khách tại chỗ hay khách địa phương, khách từ nơi khác đến hay là khách du lịch, khách vãng lai…như vậy đối tượng phục vụ rất đa dạng và phong phú. Vì đối tượng khách đa dạng như vậy nên nhà hàng có thể là một bộ phận của khách sạn hoặc cũng có thể là một đơn vị kinh doanh độc lập.

Nhà hàng là nơi mà thực khách đến để ăn uống, thưởng thức ẩm thực, thưởng thức các dịch vụ đi kèm khác. Theo thông tư liên bộ số 27/LB-TCDL ngày 10/01/1996 của Tổng cục du lịch và Bộ Thương mại Việt Nam thì: Nhà hàng là nơi kinh doanh các món ăn đồ uống có mức chất lượng và là cơ sở kinh doanh có mức vốn pháp định theo quy định của từng loại hình doanh nghiệp.

Theo Nghị định của Chính phủ về kinh doanh cở sở lưu trú du lịch năm 2000 thì: Nhà hàng là những cơ sở chế biến và bán các sản phẩm ăn uống có chất lượng cao, có cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương thức phục vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Dựa theo những khái niệm trên, nhà hàng chính là đơn vị cung cấp đồ ăn, đồ uống với các dịch vụ bổ sung. Chính vì thế chức năng của nhà hàng cũng đa dạng, phục vụ vào các bữa sáng, trưa, tối,… hoặc theo yêu cầu của khách. Khách đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng cũng phong phú từ khách lẻ, khách đoàn, khách đặt tiệc,... Nhà hàng có thể gắn liền với cơ sở lưu trú, nằm trong khách sạn, resort, khu sinh thái hoặc có thể là nhà hàng độc lập bên ngoài.

1.4.1.2 Vai trò bộ phận nhà hàng trong khách sạn

Vị trí: Đa phần các bữa tiệc chiêu đãi được tổ chức tại khách sạn, do đó chính các nhân viên phục vụ bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự tận tình chu đáo và phong cách lịch sự trong quá trình phục vụ đã góp phần tạo nên sự thành công của bữa tiệc. Có nhiều vấn đề không thể giải quyết sau nhiều ngày đàm phán nhưng lại thành công trên bàn tiệc điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn không chỉ thỏa mãn nhu cầu ăn uống của con người mà nó còn giữ một vị trí quan trọng trong các mối quan hệ đối ngoại và ngoại giao.

24

Chức năng: Tuy không phải là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu nhưng kinh doanh ăn uống vẫn giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn, nó là một trong những nhân tố chủ yếu đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản và làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng khi đến với khách sạn.

Nhiệm vụ: Cùng là ăn nhưng mục đích ăn của con người cũng khác nhau, có người ăn do đói, có người coi ăn uống như một thú vui, lại có người ăn do tò mò muốn biết mùi vị của món ăn đó, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh khách sạn bởi nó kích thích sự tiêu dùng của khách, tiêu dùng của khách tăng dẫn đến doanh thu tăng đặc biệt là doanh thu ngoại tệ của khách sạn và doanh thu của toàn ngành du lịch.

Chính vì vậy, hoạt đông kinh doanh ăn uống góp phần quảng bá những nét riêng về ẩm thực của người dân bản địa, giới thiệu với du khách những món ăn thức uống đặc sản của địa phương, qua việc phục vụ khách ăn uống đã cho khách thấy được sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp_Tiêu Hà Phương_1821005480 (Trang 36 - 38)