Các hình đào tạo nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp_Tiêu Hà Phương_1821005480 (Trang 39 - 43)

1.4 Đào tạo nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn

1.4.3 Các hình đào tạo nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn

Đào tạo cá nhân:

Hiện nay hình thức đào tạo tại nơi làm việc (on-the-job training) là hình thức đào tạo nhân lực trong ngành dịch vụ phổ biến nhất tại Việt Nam. Tham gia hình thức đào tạo này, cả người đào tạo và người được đào tạo đều có thể tiếp cận trực tiếp, chủ động với chương trình đào tạo. Hơn thế nữa, nội dung đào tạo thực hiện theo loại hình đào tạo này có sự gắn bó mật thiết với thực tế và nhu cầu công việc. Chính vì vậy, đây là hình thức đào tạo rất hiệu quả được áp dụng tại bộ phận nhà hàng trong khách sạn. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của loại hình đào tạo này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc lập kế hoạch cụ thể và việc sắp xếp theo một trật tự, khuôn mẫu, quy trình chuẩn mực, cũng như phụ thuộc vào kỹ năng huấn luyện của đào tạo viên, ý thức và sự sẵn sàng tham gia của người học.

Đào tạo nhóm:

Khi một số học viên tham gia đào tạo làm việc trong cùng một bộ phận, cần học hỏi những kiến thức và kỹ năng nghề tương tự nhau thì phương pháp đào tạo nhóm được sử dụng sẽ tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đào tạo. Trong phương pháp này, các đào tạo viên cần phải nhận thức được vai trò của họ trong quá trình đào tạo. Đào tạo viên cần chuẩn bị tốt phương pháp đào tạo nhóm hiệu quả như phương pháp bài giảng (Lecture), hay phương pháp đóng vai (Role play), phương pháp minh họa (Demonstration),…

26

 Lựa chọn đào tạo viên phù hợp: thông thường, các quản lý và giám sát bộ phận sẽ chịu trách nhiệm đào tạo cho nhân viên của mình.

 Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp: một số phương pháp đào tạo nhóm hay được sử dụng tại khách sạn như sau:

Phương pháp bài giảng (Lecture Mothod): đặc điểm của phương pháp này chỉ là có một người giảng bài, ít có sự tương tác giữa học viên và đào tạo viên. Phương pháp này sẽ hữu ích khi được sử dụng đề đào tạo những nội dung công việc đặc biệt cần truyền đạt tới một số lượng học viên lớn và trong khoảng thời gian đào tạo bị hạn chế.

Phương pháp đóng vai (Role play): phương pháp này giúp học viên có cơ hội thực hành các kỹ năng với đồng nghiệp của mình. Học viên được khuyến khích để đưa ra các cách giải quyết tình huống phong phú, đa dạng. Ưu điểm của phương pháp này là mỗi cảnh tượng học viên thể hiện đều được phân tích một cách cụ thể, học viên sẽ biết cách giải quyết tối ưu nhất cho từng trường hợp công việc. Tuy nhiên, điểm khó khăn trong phương pháp này là đòi hỏi học viên cần phải có sự sáng tạo, chủ động trong việc phát hiện ra những tình huống mới và các cách giải quyết để nhận được sự đánh giá từ đào tạo viên.

Đào tạo khác:

Khách sạn cần tạo điều kiện cho nhân viên của mình có cơ hội tham gia các khóa đào tạo được tổ chức ngoài nơi làm việc. Thông qua những khóa đào tạo này, nhân viên sẽ học hỏi được những kinh nghiệm làm việc từ các cơ sở kinh doanh khách sạn khác, sẽ kịp thời nắm được những quy định, pháp chế mới trong ngành, những tiêu chuẩn mới được quy định liên quan đến công việc của họ. Nhân viên có thể phát triển, hoàn thiện hơn, từ đó công việc của họ cũng sẽ đạt được những kết quả vượt bậc hơn. Hiện nay, một số phương pháp đào tạo ngoài công việc đang được áp dụng tại khách sạn như sau:

Phương pháp nghiên cứu tình huống: đào tạo viên sẽ đặt ra những tình huống hay gặp trong công việc thực tế và đưa ra một vài phương án giải quyết tối ưu để nhân viên có cơ hội làm quen.

Phương pháp hội thảo: nhân viên được bộ phận và khách sạn cử đi tham gia các hội thảo đào tạo nhằm mục đích giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và kiến thức chuyên môn để hoàn thiện bản thân nhân viên cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ tại bộ phận và khách sạn.

27

Đào tạo từ xa: học viên được tham gia khóa đào tạo từ xa, cách biệt với không gian làm việc tại bộ phận. Ưu điểm của phương pháp này là học viên vừa tham gia đào tạo mà vẫn có thể thực hiện tốt công việc của mình. Nhờ sự phát triển của internet việc học từ xa trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với nhân viên thường xuyên phải làm theo ca kép như ở bộ phận nhà hàng, không có thời gian ổn định để theo học các khóa học chính thống. Một số tập đoàn khách sạn lớn hiện nay còn xây dựng trường học ảo hoặc các khóa học qua mạng để nhân viên có thể tham gia bồi dưỡng và nâng cao trình độ.

Đào tạo sử dụng các công cụ mô phỏng: trong phương pháp này học viên được tiếp cận với các công cụ mô phỏng giống hệt như trong thực tế công việc. Học viên vẫn có điều kiện thực hành trên các trang thiết bị, hoàn cành công việc cụ thể, các lỗi sai gây ra sẽ không ảnh hưởng tới khách hàng hay hiệu quả công việc, đặc biệt sẽ hạn chế được rủi ro nếu thiếu kỹ năng đào tạo liên quan đến việc vận dụng các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền.

28

Tóm tắt chương 1

Phát triển du lịch ở một quốc gia không những mang lại nguồn lợi nhuận lớn, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, tái tạo sức lao động của con người mà phát triển du lịch còn đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia đó. Dịch vụ kinh doanh ăn uống cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh học của con người, tiếp đến nó còn tạo ra cho khách hàng những cảm nhận khác biệt, sự thỏa mãn khi được phục vụ bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn biết lắng nghe, đáp ứng nhanh chóng và chính xác nhất những nhu cầu, mong muốn của mình. Như vậy, chất lượng nhân lực được đào tạo nên từ quy trình đào tạo bài bản là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sức hút của khách sạn trên thị trường.

Ở chương đầu tiên, các nội dung được tác giả tập trung vào việc cung cấp cái nhìn tổng thể về công tác đào tạo nhân lực khách sạn nói chung và bộ phận nhà hàng nói riêng, khái niệm của nhân lực, đặc điểm; vai trò của đội ngũ nhân lực trong kinh doanh khách sạn cũng như tầm quan trọng của các chương trình đào tạo nhân lực với hoạt động kinh doanh khách sạn.

Chương 1 này, tác giả cũng xác định một số vấn đề cơ bản về khái niệm, chức năng của bộ phận nhà hàng và nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn. Một trong những nội dung cơ bản của chương 1 là làm rõ một số vấn đề lý luận về quy trình đào tạo nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nhân lực bộ phận nhà hàng. Có thể thấy, hiện nay rất đa dạng những hình thức và phương pháp đào tạo nhân lực tại bộ phận nhà hàng trong khách sạn. Tuy nhiên, ba loại hình thức đào tạo nhân lực bộ phận nhà hàng thường gặp là đào tạo kiến thức (chủ yếu là đào tạo theo nhóm), đào tạo kỹ năng (một kèm một hoặc đào tạo trong công việc) và sửa sai (sau khi nhân viên đã tham gia đào tạo nhưng vẫn chưa thực hiện đúng theo yêu cầu).

Những cơ sở lý luận ở Chương 1 sẽ giúp tác giả có cái nhìn dễ dàng, tổng quan hơn khi tìm hiểu và phân tích vào thực trạng công tác đào tạo nhân lực nhà hàng Liberty Saigon Greenview sẽ được đề cập cụ thể ở chương tiếp theo của Khóa luận.

29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ HÀNG LIBERTY

SAIGON GREENVIEW

Từ năm 2018, Luật Du Lịch 2017 bắt đầu có hiệu lực đã đem đến rất nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi và sự bứt phá cho ngành du lịch Việt Nam. Một trong nhiều yếu tố tích cực giúp tạo ra sự tăng trưởng và phát triển mạnh của du lịch nước nhà là nhờ nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy du lịch phát triển. Bên cạnh cũng là sự lớn mạnh, cạnh tranh không ngừng của những doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng. Chính những điều này đã tạo ra tăng trưởng ổn định của lượng khách du lịch và doanh thu trong những năm vừa qua.

Năm 2019 được nhắc đến là một năm thành công của ngành du lịch Việt Nam, chúng ta đã nhận nhiều giải thưởng mang giá trị lớn: điểm đến Di sản hàng đầu thế giới; điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019; điểm đến hàng đầu Châu Á 2 năm liên tiếp; điểm đến ẩm thực hàng đầu Châu Á;…

Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng nặng và làm chậm quá trình phát triển của ngành du lịch nước nhà. Đến thời điểm này – tháng 10 năm 2021, cả nước đang dần bước vào thời kì bình thường mới, kinh tế trong quá trình phục hồi, hoạt động du lịch đang dần được mở cửa trở lại. Riêng về ngành kinh doanh khách sạn, chúng ta đang chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón tiếp, phục vụ, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng khi mở cửa, một ngành du lịch tương lai sẽ tiếp tục phát triển.

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp_Tiêu Hà Phương_1821005480 (Trang 39 - 43)