Tổng quan về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE TẠI VIỆT NAM (Trang 28)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

2.1. Tổng quan về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn

Theo Ross, Westerfield và Jordan (2016), cấu trúc vốn của doanh nghiệp hay còn gọi là đòn bẩy tài chính, là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao nghĩa là doanh nghiệp đó sử dụng nhiều nợ vay và ngƣợc lại. Tùy từng ngành, từng điều kiện kinh doanh cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần phải hoạch định cấu trúc vốn của mình ở mức hợp lý để có thể đảm bảo hài hòa giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu. Hầu hết các doanh nghiệp đều theo đuổi một cấu trúc vốn mục tiêu dài hạn của mình và mục tiêu cơ bản của quyết định cấu trúc vốn là xác định cơ cấu vốn tài trợ có chi phí vốn thấp nhất. Do đó, cấu trúc vốn tối ƣu là điểm mà tại đó chi phí vốn bình quân thấp nhất và giá trị doanh nghiệp cao nhất.

Có nhiều yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và trên thực tế khó có thể đánh giá đƣợc chính xác tác động của các yếu tố này đến cấu trúc vốn. Các doanh nghiệp thông thƣờng xác định một khoảng cấu trúc vốn tối ƣu, đây gọi là cấu trúc vốn mục tiêu và từ đó ra quyết định cấu trúc vốn xoay quanh mức mục tiêu này.

Các thƣớc đo chính để đo lƣờng cấu trúc vốn của doanh nghiệp là: tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ số tự tài trợ.

2.1.2. Vai trò cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn đƣợc xem là chỉ số đo lƣờng quan trọng trong việc hình thành giá trị doanh nghiệp với vai trò nhƣ sau:

 Nâng cao giá trị doanh nghiệp: Hệ số cấu trúc vốn hợp lý giúp gia tăng giá trị thị phần của doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.

 Tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp: Hệ số cấu trúc vốn tối ƣu giúp công ty

mang lại nhiều lợi nhuận, từ đó giúp cho nhà quản trị của công ty ra quyết định chi trả cổ tức cao hơn cho các cổ đông của công ty.

 Tối thiểu hóa chi phí vốn: Hệ số cấu trúc vốn tối ƣu làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc tối thiểu hóa chi phí vốn. Điều này có thể đạt đƣợc thông qua việc giảm khoản vay nợ dài hạn làm cho chi phí vốn của khoản vay này giảm xuống. Từ đó chi phí vốn cho khoản vay dài hạn thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu làm khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận.

2.1.3. Chỉ tiêu đo lƣờng cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng trên ba tiêu chí là tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ số tự tài trợ.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

y o

� � ợ� ��ê� �o�� ài� �ǎ� = �o�� ợ � �o�� ài� �ǎ�

Tỷ số nợ trên tổng tài sản thể hiện mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ bằng nợ. Tỷ số này càng thấp nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, khi tỷ số này càng cao thì mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ càng lớn.  Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu y � o� ợ� ��ê� �o� ℎǔ� ơ� ℎữ� = �o�� ợ� �o� ℎǔ ơ� � ℎữ�

Tỷ số này lớn hơn 1 nghĩa là nợ vay chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, ngƣợc lại vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng nhiều hơn vốn vay khi tỷ số này nhỏ hơn 1.

y

� o� ự� ài� ợ�� = �o�ℎ ℎǔ ơ�ữ� �

�o�� ài� �ǎ�

Tỷ số tự tài trợ càng lớn chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng cao, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào nợ vay thấp nhƣng cũng cho thấy doanh nghiệp chƣa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều.

2.1.4. Yếu tố tác động đến cấu trúc vốn

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Trong quá trình tiến hàng những hoạt động kinh doanh các công mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ nhằm tăng trƣởng mạnh, năng cao hiệu quả tài chính. Ngoài ra, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có một mối quan hệ chặt chẽ với đòn bẩy tài chính. Nguyên nhân là do tỷ suất sinh lời càng cao thì sẽ đem lại nguồn thu lớn cho công ty và ƣu tiên dùng nguồn thu của mình để tái đầu tƣ các dự án hơn là tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Do vậy, các nhà quản trị công ty thƣờng đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tƣ, đƣợc xác định theo công thức sau:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

=

Lợi nhu n sau thue Tong tài sǎn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết công ty bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tƣ thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, hiệu quả tài chính đạt đƣợc càng cao và ngƣợc lại.

Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của công ty có thể đƣợc đo lƣờng bằng số lƣợng nhân viên, tổng doanh thu hay tổng tài sản. Quy mô công ty là một trong những dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tƣ biết đến công ty. Một công ty có quy mô lớn thì khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay sẽ dễ dàng hơn vì các chủ nợ cho rằng khi quy mô càng lớn, khối lƣợng tài sản đủ nhiều để các công ty sẵn sàng đảm bảo cho các khoản nợ vay và khi đó tiếp cận với các khoản vay dễ dàng hơn so với các công ty có quy mô nhỏ hơn. Các công ty có quy mô nhỏ sẽ dễ biến động trƣớc những thay đổi của nền kinh tế và đƣợc cho là có rủi ro hơn các công ty có quy mô lớn. Ngoài ra, các công ty quy mô lớn có lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng hơn so với những công ty có quy mô nhỏ. Do đó hầu hết các công ty đều hƣớng đến việc mở

rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô lớn. Trong phạm vi khóa luận lần này, tác giả có thể sử dụng thƣớc đo tổng tài sản để đánh giá quy mô của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM.

Cấu trúc tài sản của công ty

Trong một thới giới mà hiện nay có rất nhiều thông tin bất đối xứng thì cấu trúc tài sản của công ty sẽ tác động lên cấu trúc vốn của nó càng lớn. Cấu trúc tài sản đƣợc chia làm hai loại là: tài sản cố định và tài sản lƣu động. Về mặt lý thuyết, tài sản cố định đặc trƣng cho khả năng thế chấp hay có những tài sản đảm bảo trƣớc những khoản vay nếu công ty có nhiều khoản vay thế chấp, chi phí cho các khoản vay cũng đƣợc giảm xuống, công ty sẽ trả lãi suất thấp hơn khi đi vay mà có tài sản thế chấp, từ đó mà các công ty có thể tiếp cận với các nguồn vay vốn một cách dễ dàng hơn.

Thuế suất thuế TNDN

Thuế suất là một trong những công cụ quan trọng xác định cấu trúc vốn của một công ty. Các công ty chịu thuế suất biên cao hơn sẽ có xu hƣớng sử dụng nhiều nợ hơn nhằm hƣởng lợi từ lá chắn thuế. Hơn thế nữa khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi đánh giá tác động của thuế suất mà không đánh giá tác động của lá chắn thuế sẽ dấn đến các kết quả sai lệch trong nghiên cứu. Bởi vì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là kết quả tích lũy từ nhiều năm hoạt động với những đánh giá riêng biệt, theo những lập luận đó, nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng tác động của thuế suất công ty bao gồm lá chắn thuế và thuế đầu tƣ. Qua đó cũng chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa cấu trúc vốn của công ty và mức thuế suất thuế thu nhập, thông qua từ lợi ích lá chắn thuế mang lại cho công ty.

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu

Tốc độ tăng trƣởng của công ty phản ánh phần trăm doanh thu tăng lên qua các năm hay nói cách khác tốc độ tăng trƣởng của công ty có bền vững và ổn định qua các năm hay không. Khi tốc độ tăng trƣởng của công ty cao đƣợc cho là các công ty có sức khỏe tốt trên thị trƣờng vốn vay và dễ dàng tiếp cận đến các nguồn vốn vay so với các công ty có tốc độ tăng trƣởng thấp và không ổn định qua các năm. Bên cạnh đó, với triển vọng phát triển trong tƣơng lai, những công ty này có thể sẽ tăng lƣợng vốn vay để duy trì cơ hội tăng trƣởng trong tƣơng lai. Ngoài ra, điểm quan trọng ở đây với tốc độ phát triển bền

vững và ổn định qua các năm các công ty sẽ phát hành cổ phần thay vì đi vay nợ bên ngoài để giảm thiểu việc chia sẻ quyền lợi giữa các cổ đông và các chủ nợ. Từ đây cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng trƣởng của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ số nợ của công ty.

2.2. Lý thuyết về cấu trúc vốn

2.2.1. Lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn

Theo quan điểm truyền thống, tồn tại một cấu trúc vốn tối ƣu đối với mỗi doanh nghiệp mà tại đó chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp là thấp nhất. Lập luận cho rằng chi phí vốn nợ thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu, do đó thông qua tác động của đòn bẩy tài chính, giá trị của doanh nghiệp có sử dụng nợ vay sẽ lớn hơn giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ vay.

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Trong đó: RD là chi phí vốn nợ, RE là chi phí vốn chủ sở hữu, RA là chi phí vốn bình quân

Nguồn: Nguyễn Trần Phúc (2014) Hình 2.1 cho thấy khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng nợ vay, đòn bẩy tài chính gia tăng tác động làm chi phí vốn bình quân (WACC) giảm. Tới một mức đòn bẩy tài chính nhất định, chi phí vốn bình quân giảm xuống mức thấp nhất, mức độ sử dụng nợ trong cấu trúc vốn đạt tối ƣu và giá trị của doanh nghiệp là cao nhất. Vƣợt qua mức cấu trúc vốn tối ƣu

này, chi phí nợ tăng và chi phí vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn bởi các nhà đầu tƣ thấy đƣợc sự hiện diện của rủi ro tài chính và làm chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp tăng lên.

2.2.2. Lý thuyết của Modigliani và Miller

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho các nghiên cứu về cấu trúc vốn hiện đại do Modigliani & Miller đƣa ra năm 1958. Trong nghiên cứu năm 1958 này M&M giả định rằng trong một thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, tất cả các kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả là nhƣ nhau hay lý thuyết M&M giả định rằng trong trƣờng hợp không có thế thu nhập doanh nghiệp thì giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị của công ty không vay nợ hay nói một cách khác cấu trúc vốn không ảnh hƣởng đến giá trị công ty hoặc công ty không có cách nào để gia tăng giá trị bằng cách thay đổi cấu trúc vốn và không có bất kì cấu trúc vốn nào là tối ƣu cả. Năm 1963, trong trƣờng hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp lý thuyết M&M 1963 đã kết luận rằng: giá trị công ty có vay nợ cao hơn giá trị công ty không vay nợ do đƣợc hƣởng lợi ích từ “ lá chắn thuế ”. Các kết luận trên đƣợc đƣa ra dựa trên nhiều giả định về thị trƣờng hoàn hảo nhƣ: Không có chi phí kiệt quệ tài chính, không có chi phí giao dịch. Tuy nhiên, các giả định trên khó có thể xảy ra nên đã hạn chế khả năng ứng dụng lý thuyết M&M trong thực tế. Nhƣ vậy, việc sử dụng nợ làm tăng giá trị doanh nghiệp. Sử dụng nợ càng nhiều thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng đến tối đa khi doanh nghiệp đƣợc tài trợ 100% nợ.

2.2.3. Lý thuyết đánh đổi (Trade – Off Theory)

Lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn đƣợc đƣa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu nhằm giải thích rằng các công ty trong thực tế phải chấp nhận đánh đổi khi đƣa ra những quyết định về cấu trúc vốn. Lý thuyết này đã giải thích đƣợc những mặt hạn chế của lý thuyết M&M bằng cách loại bỏ dần những giả định phi thực tế, một số nghiên cứu sau này đã đƣa chi phí khốn khó tài chính và chi phí quản lý đại diện vào nghiên cứu.

Năm 1973, hai nhà nghiên cứu Alan Kraus và Robert H. Litzenberger cho rằng nhà quản trị của công ty có thể xác định một cấu trúc vốn tối ƣu để tối đa hóa giá trị công ty dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ. Lợi ích từ nợ đó là lợi

ích từ “Lá chắn thuế” nhờ lãi vay. Còn chi phí tiềm tàng từ việc sử dụng nợ là chi phí kiệt quệ tài chính.

Kiệt quệ tài chính xảy ra khi công ty không đủ khả năng để thực hiện những lời hứa với chủ nợ hoặc có thể thực hiện nhƣng rất khó khăn (Trần Ngọc Thơ và các tác giả, 2005).

Tình trạng kiệt quệ tài chính có thể chỉ xảy ra tạm thời (Richard A. Brealey và các cộng sự, 2008), dẫn đến phát sinh một số rắc rối cho hoạt động kinh doanh của công ty, các dự án khả thi bị trì hoãn hoặc thậm chí bị hủy bỏ, năng suất lao động giảm sút, chủ nợ không tiếp tục cho vay,…nhƣng cũng có thể dẫn đến phá sản và công ty phải chi những khoản tiền lớn cho luật sƣ, tòa án, kiểm toán viên, các nhà quản lý. Chi phí kiệt quệ tài chính phụ thuộc vào khả năng xảy ra những khó khăn tài chính và độ lớn các khoản chi phí phát sinh có liên quan (Richard A. Brealey và các tác giả, 2008).

Ngoài ra lý thuyết cũng cho thấy rằng sự khác biệt trong cấu trúc vốn giữa nhiều ngành có mức sử dụng tài sản hữu hình khác nhau. Theo Jensen và Meckling (1976), cấu trúc tối ƣu đƣợc xác định tại điểm mà khoản lợi từ thuế có đƣợc do tài trợ nợ cân bằng với chi phí do tài trợ bằng nợ. Cấu trúc vốn tối ƣu trong trƣờng hợp này là cấu trúc vốn bao gồm một phần nợ và một phần vốn chủ sở hữu, khi một phần nợ tăng thêm vừa đủ để bù đắp cho sự gia tăng của chi phí kệt quệ tài chính dự tính trong điều kiện các kế hoạch đầu tƣ và tài sản của công ty là không đổi.

2.2.4. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

Lý thuyết trật tự phân hạng về cơ cấu nguồn vốn đƣợc đề xuất lần đầu tiên bởi Gordon Donaldson vào năm 1961 và đƣợc chỉnh sửa bởi Stewart C. Myers và Nicolas Majluf vào năm 1984 (Murray và Vidhan, 2007).

Lý thuyết này đƣợc phát triển bởi Stewart Myers và Nicolas Majluf (1984 nhằm giải thích các quyết định đầu tƣ và tài trợ của doanh nghiệp dựa trên cơ sở thông tin bất cân xứng. Bởi vì các nhà quản trị sẽ hiểu rõ hơn về các nhà đầu tƣ bên ngoài về tình hình kinh doanh của công ty cũng nhƣ khả năng sinh lời các dự án trong tƣơng lai.

Lý thuyết trật tự phân hạng không đề cập đến việc xác định có hay không có một cơ cấu nguồn vốn tối ƣu cho công ty mà đề xuất thứ tự ƣu tiên lựa chọn các nguồn tài trợ.

Nguồn vốn bên trong

Nợ Vốn góp trực tiếp từ chủ sở hữu Theo lý thuyết này, các công ty ƣa thích sử dụng nguồn tài trợ bên trong hơn nguồn tài trợ bên ngoài, và nếu phải lựa chọn nguồn vốn bên ngoài thì công ty ƣu tiên lựa chọn nguồn vốn theo hƣớng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE TẠI VIỆT NAM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w