Lý thuyết đánh đổi (Trade – Off Theory)

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE TẠI VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

2.2.3. Lý thuyết đánh đổi (Trade – Off Theory)

Lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn đƣợc đƣa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu nhằm giải thích rằng các công ty trong thực tế phải chấp nhận đánh đổi khi đƣa ra những quyết định về cấu trúc vốn. Lý thuyết này đã giải thích đƣợc những mặt hạn chế của lý thuyết M&M bằng cách loại bỏ dần những giả định phi thực tế, một số nghiên cứu sau này đã đƣa chi phí khốn khó tài chính và chi phí quản lý đại diện vào nghiên cứu.

Năm 1973, hai nhà nghiên cứu Alan Kraus và Robert H. Litzenberger cho rằng nhà quản trị của công ty có thể xác định một cấu trúc vốn tối ƣu để tối đa hóa giá trị công ty dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ. Lợi ích từ nợ đó là lợi

ích từ “Lá chắn thuế” nhờ lãi vay. Còn chi phí tiềm tàng từ việc sử dụng nợ là chi phí kiệt quệ tài chính.

Kiệt quệ tài chính xảy ra khi công ty không đủ khả năng để thực hiện những lời hứa với chủ nợ hoặc có thể thực hiện nhƣng rất khó khăn (Trần Ngọc Thơ và các tác giả, 2005).

Tình trạng kiệt quệ tài chính có thể chỉ xảy ra tạm thời (Richard A. Brealey và các cộng sự, 2008), dẫn đến phát sinh một số rắc rối cho hoạt động kinh doanh của công ty, các dự án khả thi bị trì hoãn hoặc thậm chí bị hủy bỏ, năng suất lao động giảm sút, chủ nợ không tiếp tục cho vay,…nhƣng cũng có thể dẫn đến phá sản và công ty phải chi những khoản tiền lớn cho luật sƣ, tòa án, kiểm toán viên, các nhà quản lý. Chi phí kiệt quệ tài chính phụ thuộc vào khả năng xảy ra những khó khăn tài chính và độ lớn các khoản chi phí phát sinh có liên quan (Richard A. Brealey và các tác giả, 2008).

Ngoài ra lý thuyết cũng cho thấy rằng sự khác biệt trong cấu trúc vốn giữa nhiều ngành có mức sử dụng tài sản hữu hình khác nhau. Theo Jensen và Meckling (1976), cấu trúc tối ƣu đƣợc xác định tại điểm mà khoản lợi từ thuế có đƣợc do tài trợ nợ cân bằng với chi phí do tài trợ bằng nợ. Cấu trúc vốn tối ƣu trong trƣờng hợp này là cấu trúc vốn bao gồm một phần nợ và một phần vốn chủ sở hữu, khi một phần nợ tăng thêm vừa đủ để bù đắp cho sự gia tăng của chi phí kệt quệ tài chính dự tính trong điều kiện các kế hoạch đầu tƣ và tài sản của công ty là không đổi.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE TẠI VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

w