HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 30 - 31)

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG

HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1.1.Khái niệm cho vay của NHTM

Theo Khoản 16 Điều 4 của Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

1.1.2.Đặc điểm của cho vay

Theo Luật Các Tổ chức tín dụng Việt Nam, cho vay là một trong các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với các khách hàng. Sự khác biệt của cho vay với các hình thức cấp tín dụng còn lại thể hiện ở các đặc điểm sau đây (Bùi Diệu Anh, 2020)

Thứ nhất, cho vay có hình thái tín dụng là tiền tệ.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thể hiện dưới hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ. Do đặc tính về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, để tập trung lượng vốn lớn từ nhiều chủ thể cũng như phân phối, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kịp thời và đầy đủ, ngân hàng vận dụng vốn dưới hình thái tiền tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ hai, bản chất của cho vay là hành vi ứng trƣớc nên độ rủi ro cao.

Cho vay là hoạt động cấp tín dụng được thực hiện dựa trên ý tưởng, kế hoạch, phương án kinh doanh tại thời điểm mới bắt đầu, khi khách hàng chưa tạo ra sản phẩm. Vì vậy hành vi cho vay được hiểu là “ứng trước” tiền tệ để khách hàng thực hiện ý tưởng, kế hoạch phương án kinh doanh của mình. Vì vậy cho vay được xem là có độ rủi ro cao nhất so với các hình thức cấp tín dụng khác, như chiết khấu, cho thuê tài chính… Đó cũng là lý do các ngân hàng thường xây dựng một quy

trình cho vay rất chặt chẽ với nhiều biện pháp đảm bảo đa dạng, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng.

Thứ ba, đối tƣợng cho vay phong phú

Đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với mục đích sử dụng vốn tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; còn các cá nhân và các tổ chức cá nhân có nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng...

Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng đóng vai trò là chủ thể trung tâm, ngân hàng vừa thể hiện vai trò là chủ thể đi vay trong khâu huy động, vừa thể hiện vai trò là chủ thể cho vay trong khâu phân phối cho vay.

Thứ tƣ, phƣơng thức cho vay đa dạng

Trong cho vay, ngân hàng có thể thực hiện thông qua nhiều phương thức (phương pháp và cách thức thực hiện) hết sức đa dạng, chẳng hạn: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay trả góp, cho vay theo dự án đầu tư… Ngân hàng tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng và đối tượng vay để thực hiện các phương thức cho vay thích hợp, nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho cả ngân hàng và khách hàng.

1.1.3.Phân loại cho vay

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w