Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 40 - 42)

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.3.1.Nhân tố chủ quan

quan Chính sách cho vay của NHTM

Chính sách cho vay của NHTM được xem như là phương hướng trong hoạt động cho vay của ngân hàng đó. Khi ngân hàng đưa ra một chính sách cho vay đúng đắn, đồng bộ, khoa học và thống nhất thì nó sẽ xác định cho các cán bộ tín dụng một lộ trình đúng đắn khi thực hiện nhiệm vụ của mình từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động cho vay. Tuy nhiên, khi chính sách cho vay đề ra không đầy đủ, đúng đắn, khoa học sẽ tạo ra một định hướng lệch lạc cho hoạt động cho vay, dẫn đến việc cấp vốn vay không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn và từ đó sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế thậm chí dẫn đến rủi ro cho khoản cho vay.

Định hƣớng chiến lƣợc phát triển của ngân hàng

Nếu ngân hàng không có định hướng rõ ràng trong việc phát triển hoạt động cho vay, không có chính sách phân bổ nguồn vốn hợp lý cho hoạt động này thì chắc

chắn ngân hàng không thể hoạt động có hiệu quả và chất lượng cho vay sẽ không như mong muốn. Chẳng hạn một ngân hàng với định hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ thì sẽ tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách hàng là các DN vừa và nhỏ, cùng với các tầng lớp trung lưu trong xã hội. Từ đó, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tập trung thỏa mãn các nhu cầu của các đối tượng này, mang đến nguồn thu lớn cho ngân hàng.

Trình độ năng lực nhân viên cho vay

Trình độ của cán bộ làm công tác cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động cho vay của NHTM. Khi các cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng thì sẽ có thể phân tích và nắm bắt được tình hình của khách hàng và từ đó đưa ra được quyết định tín dụng chính xác. Ngược lại, khi các cán bộ tín dụng yếu kém về năng lực lao động, chưa được đào tạo một cách đầy đủ thì sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá một cách chính xác về khách hàng vay vốn, không bao quát được các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc các sai sót trong hồ sơ vay vốn của khách hàng nên từ đó đem ra những quyết định thiếu chính xác, gây nên những hậu quả xấu, tổn thất không đáng xảy ra đối với nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Quy trình cho vay

Với mỗi ngân hàng, Ngân hàng đều có một quy trình cho vay được quy định

sẵn. Nhân viên Ngân hàng cần biết quy trình này để có cơ sở giám sát, đốc thúc cán

bộ các phòng ban liên quan, đảm bảo khoản vay được thực hiện đúng tiến độ. Việc chấp hành đầy đủ các bước cần thiết trong quy trình cho vay: đây là cơ sở pháp lý đảm bảo cho khoản vay được an toàn, hiệu quả. Hiện nay, một quy trình cho vay bao gồm các bước cơ bản sau: lập hồ sơ đề nghị cho vay, phân tích, quyết định và ký hợp động cho vay, giải ngân, giám sát, thanh lý hợp đồng cho vay.

Năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của ngân hàng

Cho dù công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng được tiến hành tốt, giúp ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt nhất, những dự án khả thi có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, đó chưa phải là sự bảo đảm chắc chắn để nhận

được chất lượng cho vay cao, đặc biệt đối với các khoản vay có thời hạn dài. Bởi lẽ, hoạt động SXKD trong thời gian dài luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được. Bản thân dự án trong quá trình thực hiện cũng nảy sinh những tình huống ngoài dự liệu trước đó. Chính vì vậy mà công tác giám sát, xử lý tình huống tín dụng khi cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng cho vay.

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 40 - 42)