5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.2.10.1. Về thu thập thông tin
Khi thu thập và xử lý thông tin cần lưu ý:
Thứ nhất, chủ động tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Ngân hàng có thể có được thông tin về DN từ các đối tác, khách hàng của DN, cơ quan thuế, công ty kiểm toán từng có quan hệ với doanh nghiệp, ... Các nguồn thông tin đa dạng sẽ phản ánh rõ nét thực chất doanh nghiệp hiện nay đang như thế nào, tình hình hoạt động những năm qua ra sao, có những khoản vay nào trên thị trường tài chính, ...
Thứ hai, xem xét thông tin qua việc phỏng vấn người đi vay, từ các sổ sách ngân hàng để thấy được quan hệ vay trả của khách hàng trong thời gian qua.
Thứ ba, cần nắm bắt được thông tin qua các phương tiện thông tin, phối hợp với trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè. Chi nhánh cần tạo mối quan hệ thường xuyên với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong đó có Trung tâm hỗ trợ các DN. Đây là những tổ chức có thể cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về các hoạt động SXKD của các DN.
Thứ tư, ngoài các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cần phải chủ động trong việc khảo sát tình hình tại các cơ sở của các doanh nghiệp. Từ đó, chi nhánh có thể nắm bắt được thông tin về khả năng SXKD nói chung của DN, năng lực quản lý, nhu cầu hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng một cách khách hàng, có cơ sở dự trù phương án cho vay khi khách hàng yêu cầu hỗ trợ từ phía ngân hàng.