Nguyên nhân gây ra những tồn tại

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 63 - 67)

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.4.2.2.Nguyên nhân gây ra những tồn tại

tồn tại Nguyên nhân khách quan

Vào năm 2018, dư nợ của Công ty Cổ phần Đường Việt Nam tăng lên 135 tỷ đồng. Vào năm 2019, Công ty Long Thành Tây Nguyên chuyển nợ xấu 11 tỷ đồng và cho vay NĐ 67 tăng nợ xấu 8,4 tỷ đồng.

Tình hình sản xuất kinh doanh của tỉnh chịu sự tác động mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19. Một số doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh do Trung Quốc và các nước Châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ kéo theo sự khó khăn của các doanh nghiệp trong các ngành khác, kể cả các doanh nghiệp không xuất nhập khẩu trực tiếp với Trung Quốc, Châu u.

Nguồn thu từ các khách hàng nước ngoài xuất nhập khẩu bị giảm mạnh do Nhà nước hạn chế việc mua bán xuất nhập khẩu toàn quốc nhằm ngăn chặn tình hình dịch bệnh và góp phần đóng góp đẩy lùi dịch bệnh, trả lại cuộc sống bình ổn cho người dân như trước.

Một số doanh nghiệp có hệ thống quản lý, bộ máy làm việc còn nhiều vướng mắc, thiếu sót trong công tác của mình, gây ra nhiều bất cập khó tránh được trong quá trình thao tác, vận hành doanh nghiệp hoạt động nên tạo ra nhiều vấn đề không đáng có gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng trong thời gian vay vốn tại đơn vị tổ chức tín dụng.

Khi có vấn đề xảy ra cần được giải quyết, các doanh nghiệp có ý định né tránh, phớt lờ các thông tin, yêu cầu từ phía ngân hàng để cùng nhau giải quyết vấn đề đúng theo quy trình, quy định đã được đặt ra, đáng nói đến là có một vài doanh nghiệp tỏ ra chống đối, gây khó khăn trong quá trình xử lý các tài sản có liên quan tới khoản vay để giúp doanh nghiệp giảm nhẹ gánh nặng khoản vay cho các doanh nghiệp trong quá trình vay vốn tại ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan

Trong quá trình thẩm định cho vay với khách hàng, các tiêu chí đánh giá khách hàng còn chưa được kỹ càng như nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, nguồn

vốn tự có của doanh nghiệp, khiến cho công tác thẩm định còn bị xem nhẹ, thực hiện qua loa, lơ là, chưa có sự chặt chẽ, nghiêm chỉnh trong quá trình thực hiện, dẫn đến các rủi ro không đáng có mang lại cho ngân hàng sau các khoản vay không có khả năng hoàn trả lại cho ngân hàng theo đúng thỏa thuận

Biểu lãi suất, biểu phí hiện nay cho hoạt động cho vay của ngân hàng được đánh giá là cao với doanh nghiệp, nhưng lãi suất, biểu phí của huy động vốn từ doanh nghiệp lại thấp so với các ngân hàng trong ngành, khiến khách hàng có xu hướng lựa chọn những nơi giảm thiểu khoảng hao tốn cho doanh nghiệp thấp nhất và được lợi cao nhất cho nguồn tiền của họ. Hiện nay, BIDV đang áp dụng mức lãi suất cho vay kỳ hạn 12 tháng là 9%/ năm, trong khi các ngân hàng khác dao động từ 8%/ năm đến 12%/ năm; trong khi lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng là 5,6%/ năm, các ngân hàng khác có mức lãi suất biến động trong khoảng từ 5,1%/ năm đến 6,8%/ năm.

Ngân hàng còn chủ quan trong khi cho vay, thể hiện ở trong một số trường hợp quan niệm cho rằng đối với những khách hàng quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào thông tin do doanh nghiệp cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy, được ý kiến chấp thuận theo những gì doanh nghiệp có quan hệ trước tới bây giờ với ngân hàng.

Việc chấp hành thể lệ cho vay còn chưa nghiêm, trong thực hiện quy trình cho vay còn có nhiều sơ hở, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người cán bộ tín dụng: có hợp đồng cho vay trong trường hợp vốn tự có của khách hàng quá nhỏ, tuy nhiên cán bộ thẩm định vẫn quyết định cho vay với số tiền lớn hơn gấp cả chục lần vốn tự có của khách hàng. Nhiều công đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức như trong xem xét thẩm định dự án cán bộ tín dụng chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, việc kiểm tra – kiểm soát cho vay còn mang tính hình thức, đối phó cho đủ thủ tục quy định, quy trình. Việc kiểm tra sau khi cho vay cũng chưa được chặt chẽ, đã có trường hợp vốn vay ngắn hạn bị sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản, ngân hàng không phát hiện kịp thời để xử lý các trường hợp làm trái quy định nên ảnh hưởng đến các quy định

về cho vay của ngân hàng. Doanh nghiệp dựa vào đó và tiếp tục thực hiện các thao tác tương tự để hoàn thành các mục tiêu đang còn thiếu hụt vốn nhằm qua mắt của ngân hàng. Nhiều vụ kiện được khởi tố, tố tụng liên quan đến sự thiếu sót, sơ hở của ngân hàng về việc kiểm tra – kiểm soát các khoản vay sau khi ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp sử dụng các mục đích được kí kết với ngân hàng, ngân hàng cũng vì lẽ đó mà bị đánh giá thấp trong công tác quản lý các khoản vay của mình.

Khi gặp các khách hàng đang có tình trạng nợ xấu, các cán bộ nhân viên tín dụng chưa có phương hướng giải quyết ngoài việc thanh lý các tài sản bảo đảm được khách hàng đưa ra trong quá trình thực hiện vay vốn, thay vào đó các cán bộ của ngân hàng nên đưa ra các phương án, đề xuất giúp đỡ doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, khắc phục được tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp cũng như giúp họ có thể một phần nào đó hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả khoản vay theo đúng quy định đối với ngân hàng.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Nội dung chính của chương 2 là nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay và chất lượng cho vay doanh nghiệp tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa trong giai đoạn 2018 – 2020 bao gồm như sau:

Thứ nhất, tác giả giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Khánh Hòa bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, sơ đồ bộ máy tổ chức.

Thứ hai, tác giả cập nhật khái quát kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tình trạng hoạt động cho vay và chất lượng cho vay doanh nghiệp hiện nay tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa trong 03 năm 2018 – 2020.

Để đánh giá hiệu quả chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa, tác giả đã sử dụng dữ liệu của BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa để phân tích chất lượng cho vay trong giai đoạn 2018 – 2020 thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay như tỷ lệ nợ xấu/ nợ quá hạn, lãi treo, thu nhập từ hoạt động cho vay. Từ những phân tích kể trên, khóa luận đưa ra những kết quả

hiện nay, một số hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong chất lượng cho vay doanh nghiệp tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa, tìm ra được hướng đi trong thời gian sắp tới cho chi nhánh.

Dựa vào các phân tích và đánh giá ở chương 2, tác giả sẽ tiến hành kiến nghị về hoạt động kinh doanh và chất lượng cho vay doanh nghiệp tại BIDV Khánh Hòa, cũng như đưa ra định hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp trong thời gian sắp tới cho chi nhánh có bước chuyển biến vượt bậc ở chương 3.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 63 - 67)