Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 51 - 52)

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.1.Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn trong thời gian gần đây giảm dần qua các năm, tính tới thời điểm hiện tại (năm 2020) đạt 7.935 tỷ đồng, giảm 120 tỷ đồng so với năm 2019, 700 tỷ đồng so với năm 2018. So với BIDV NTB: Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh đứng 1/15, nhưng xét về tăng trưởng thì huy động vốn của Chi nhánh giảm 2,4% trong khi mức tăng trưởng của khu vực là 4,9%. So với địa bàn: Trong khi quy mô huy động vốn của Chi nhánh cùng nhóm NHTM NN bị giảm sút thì toàn địa bàn tăng trưởng gần 0,3% nên đã có sự dịch chuyển sang nhóm NHTM cổ phần do chênh lệch lãi suất lớn. Thị phần của Chi nhánh chiếm 9,05%, giảm 0,32% so với 2019, vẫn giữ vị trí thứ 3 sau AGRIBANK và VCB Khánh Hòa.

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh)

Qua biểu đồ 2.1 trên, tình hình huy động vốn khách hàng dân cư giảm mạnh qua các năm, cụ thể vào năm 2020 huy động được 5.304 tỷ đồng do tình hình dịch bệnh nên người dân không có công ăn việc làm và hoạt động kinh doanh bị trì trệ, trong khi huy động vốn khách hàng tổ chức kinh tế tăng nhẹ so với các năm, điển

hình là vào năm 2020 huy động được 2.288 tỷ đồng. Nhìn một cách tổng quan, ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn từ khách hàng dân cư nhiều hơn huy động khách hàng tổ chức kinh tế vì huy động từ dân cư dễ dàng hơn, ít có sự ràng về nhiều bên liên quan, giá trị huy động cao, còn huy động tổ chức kinh tế cần phải được sự chấp thuận của những bên liên quan cùng đóng góp vào.

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 51 - 52)