Tình hình cho vay doanh nghiệp hiện nay tại Ngân hàng Thƣơng

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 56 - 57)

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.3.1.Tình hình cho vay doanh nghiệp hiện nay tại Ngân hàng Thƣơng

mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Khánh Hòa

Số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng ngày càng tăng qua từng năm, tính đến năm 2020 ghi nhận gần 300 doanh nghiệp đang thực hiện giao dịch vay tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa. Tỉnh đang cố gắng kích thích nền kinh tế - xã hội tại địa bàn, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp mới thành lập, từ đó thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều khu vực trên lãnh thổ Việt Nam và các nước trên thế giới.

Dư nợ cho vay đối với khách hàng tổ chức kinh tế tăng qua từng năm, cao nhất là 5.495,95 tỷ đồng vào năm 2019, tăng trưởng 1.039 tỷ đồng (tức tăng 23,3%) so với năm 2018, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2020 (đạt 5.087,23 tỷ

đồng, giảm 7.4% so với năm 2019 với mức giảm tuyệt đối là 409 tỷ đồng).

Lãi treo ngày càng tăng qua các năm, cao nhất là vào năm 2020 đạt 11.5 tỷ đồng, tăng 0.3 tỷ đồng so với năm 2019. Số liệu có xu hướng tăng lên làm cho ngân hàng luôn trong tình trạng trích lập quỹ dự phòng lãi phải thu trong thời gian dài ở mức cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thu nhập từ hoạt động cho vay DN tăng qua từng năm, vào năm 2020 tăng 5,9194 tỷ đồng so với năm 2019 và 17,5392 tỷ đồng so với năm 2018. Đây là điểm sáng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp mang đến lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng, tăng nguồn thu để ngân hàng tiếp tục dịch chuyển dòng tiền sinh lời mới về cho nguồn ngân sách của toàn hệ thống.

Nợ nhóm 2 trong 03 năm có xu hướng giảm, nhưng vào năm 2019, con số đột nhiên tăng lên 67,60 tỷ đồng do tình hình dịch bệnh nên nhiều doanh nghiệp

không kịp thời gian trả các khoản theo yêu cầu của ngân hàng, buộc phải chuyển nhóm khoản nợ của khách hàng theo quy định của ngân hàng.

Nợ xấu giai đoạn 2018 – 2020 tăng mạnh qua từng năm, nhưng năm 2019, nợ xấu chỉ ở mức 6,05 tỷ đồng do các doanh nghiệp hiện đang nằm ở nhóm nợ nhóm 2. Vào năm 2020, một vài doanh nghiệp đã phải thành nợ xấu vì doanh nghiệp không có khả năng xoay sở số nợ mà khách hàng còn đang phải trả cho ngân hàng theo đúng thời hạn mà cả hai bên đã kí kết trong hợp đồng trước đó.

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 56 - 57)