5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.3. KIẾN NGHỊ CHO HỘI SỞ CHÍNH
Thứ nhất, Ban Điều hành nên điều chỉnh biểu phí, lãi suất cạnh tranh với các tổ chức tín dụng, ví dụ như: tăng lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay, ... nhằm hỗ trợ cho gánh nặng cho khách hàng trong thời kỳ đầy khó khăn cũng như thu hút nguồn khách hàng tiềm năng đến với ngân hàng.
Thứ hai, đưa ra các phương án hỗ trợ, các cách gia tăng tính đảm bảo để ngân hàng có căn cứ gia hạn cho các khoản vay mà khách hàng đang trong tình trạng khó khăn, chưa thể giải quyết các khoản chi trả cho ngân hàng bằng cách yêu cầu khách hàng cung cấp thêm nguồn tài sản thế chấp, cho thuê tài chính, ...
Thứ ba, cần thiết nghiên cứu lập ra một bộ quy trình chuẩn hơn, khâu lựa chọn khách hàng bổ sung thêm nhiều tiêu chí nhiều hơn trước; lưu ý kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay kĩ càng, tần số nhiều hơn trước của khách hàng đến với ngân hàng vay vốn, sàng lọc được những khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được đặt ra, hạn chế các trường hợp khách hàng chuyển nhóm nợ làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của các chi nhánh trên toàn hệ thống BIDV.
Thứ tư, khai thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi ủy thác từ NHNN, các tổ chức tín dụng khác và phân bổ hợp lý giữa các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng, tạo cho chi nhánh có thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời nên sớm thành lập một quỹ riêng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ đạo các chi nhánh thực hiện có hiệu quả với nguồn vốn được cấp thêm từ các nguồn bổ trợ.
Thứ năm, xây dựng Trung tâm phê duyệt ở khu vực phía Nam vì hiện nay Trung tâm phê duyệt đang đặt tại khu vực phía Bắc, hồ sơ cần được giải ngân đều tập trung đổ về một nơi gây ra tình trạng ùn tắc, tiêu tốn nhiều thời gian chờ đợi, khách hàng liên tục đốc thúc cán bộ tín dụng giải quyết hồ sơ nhanh nhất, nguồn tiền đi vào tài khoản của khách hàng thực hiện các mục đích kinh doanh mà khách hàng đang thiếu hụt nguồn vốn. Các chi nhánh ở khu vực phía Nam đều cố gắng đề xuất đến Hội sở Chính mong muốn của họ và hy vọng được chấp thuận trong thời gian sớm nhất để quy trình cấp tín dụng bớt cồng kềnh hơn, nhanh chóng hơn trong khi khách hàng chờ đợi phê duyệt khoản vay tại ngân hàng.
Thứ sáu, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống ngân hàng nhằm vừa đảm bảo cho hoạt động của Chi nhánh có những bước tự chủ nhất định vừa đảm bảo đúng định hướng và chiến lược phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Nội dung chính của chương 3 là nghiên cứu đề xuất, giải pháp khắc phục và kiến nghị nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa trong giai đoạn tới bao gồm như sau:
Thứ nhất, tác giả đưa ra định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Khánh Hòa trong thời gian tới cũng như đạt ra những mục tiêu nhất định, vạch rõ lộ trình cho chi nhánh để chi nhánh phấn đấu hơn trong năm tiếp theo.
Thứ hai, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp hiện nay đang còn một số hạn chế nhất định cần được tháo gỡ tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa để có bước chuyển biến mạnh mẽ trở mình quay lại trạng thái ổn định trong giai đoạn tới như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt; cải tiến quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ
tục vay vốn; nâng cao chất lượng thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp; nâng cao chất lượng thu thập thông tin; ...
Thứ ba, tác giả kiến nghị với BIDV Hội sở Chính, Chính phủ và các cơ sở liên quan để khắc phục tình hình chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa cải thiện, đạt được những kết quả khả quan hơn trong thời gian sắp tới cũng như khắc phục được những vấn đề mà các ngân hàng đang nhức óc suy tư trong giai đoạn khó khăn thời gian qua.
Tiếp đến, tác giả sẽ tiến hành kết luận về toàn bộ nội dung mà khóa luận đã trình bày về đề tài “Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Khánh Hòa”.
KẾT LUẬN
Cho vay doanh nghiệp đóng vai trò hết sức mấu chốt trong sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thiếu vốn nhưng lại gặp nhiều rào cản khi tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng. Song song với tình trạng trên của các doanh nghiệp, một số ngân hàng ứ đọng vốn nhưng lại e ngại khi cho các doanh nghiệp vay vốn. Chính vì thế, làm thế nào để tháo gỡ những vướng mắc giữa doanh nghiệp và ngân hàng, nhằm mở rộng cho vay doanh nghiệp là vấn đề mà hầu hết các ngân hàng thương mại quan tâm, trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Khánh Hòa. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Chất lƣợng cho vay khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa”, khóa luận này đã tổng hợp được hệ thống lý luận cơ bản về hoạt động cho vay KHDN của NHTM; phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHDN và chất lượng cho vay doanh nghiệp tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa tìm ra được một vài hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng DN tại BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa trong thời gian tới.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho vay khách hàng của BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa trong giai đoạn 2018 - 2020, khóa luận đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Một là, khóa luận trình bày tổng quan lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm cho vay của NHTM; phân loại cho vay; những chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM. Khóa luận đưa ra những trường hợp ngân hàng thương mại thành công trên thị trường ngân hàng tại Việt Nam từ đó chỉ ra bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp cho BIDV- Chi nhánh Khánh Hòa.
Hai là, khóa luận đi vào nghiên cứu thực trạng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa giai đoạn 2018 – 2020. Đồng thời, cũng nêu lên được những kết quả, một số hạn chế cần khắc phục như: tỷ lệ nợ xấu, lãi treo, thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp tăng qua các năm, khách hàng chuyển nhóm nợ xấu liên tục theo từng năm và những nguyên nhân của những tồn tại đối với việc nâng cao chất lượng cho vay tại BIDV- Chi nhánh Khánh Hòa như: hạn chế về trình độ quản lý theo dõi quá trình vay vốn của khách hàng chưa được chặt chẽ, quy trình còn nhiều thiếu sót, thẩm định cho vay đối với khách hàng còn sơ sài, khả năng quản lý doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập.
Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng hoạt động và nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp của BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa, khóa luận đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp đối với BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa như: (1) Nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của nguồn nhân sự ; (2) Đa dạng phương thức cho vay; (3) Đẩy lùi nợ quá hạn, nợ xấu trong chất lượng cho vay; (4) Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp; (5) Cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục vay vốn; ... Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện được chiến lược phát triển ngân hàng và nâng cao chất lượng cho vay, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.
Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm đến BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa nói riêng và của những ngân hàng trước đây chỉ tập trung hoạt động kinh doanh nói chung. Vì trong tình hình hội nhập, có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở các ngân hàng trong nước mà còn ở các ngân hàng nước ngoài khiến cho mảng hoạt động cho vay trước đây không còn là lợi thế so sánh nữa. Để tồn tại và phát triển các ngân hàng này buộc phải chuyển hướng tích cực sang phát triển song hành hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Do những hạn chế về trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian nghiên cứu, nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì thế,
tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để những khiếm khuyết và hạn chế của khóa luận được bổ sung và hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
Báo cáo thường niên BIDV các năm (2018 – 2020).
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa các năm (2018 – 2020).
Bùi Diệu Anh (2020), Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng, bài giảng môn
Tín dụng ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/09/2020.
Bùi Diệu Anh (2021), Sách Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
Vũ Thị Lan Anh (2019), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần An Bình – Chi nhánh Hải Phòng, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
Nguyễn Tuyết Anh (2020), Cơ sở lí luận về hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại, truy cập tại <https://luanvan1080.com/cho-vay-ngan-hang-thuong- mai.html>, [ngày truy cập: 22/03/2021]
Các phụ lục về quy trình hoạt động cấp tín dụng, quy định hoạt động cho vay,....
Nguyễn Hữu Mạnh Cường (2015), Phân tích tình hình cho vay đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk, Trường Đại học Đà Nẵng.
Hoàng Phương Dung (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội, Trường Đại học Thăng Long – Khoa Tài chính – ngân hàng.
PGS. TS. Phan Thị Thu Hà và PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2020), Sách Quản
trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.
Phùng Thu Hà (2020), Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại thương Việt Nam, Học viện Tài chính.
Đỗ Đức Hiệp (2016), Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và
Thăng Long, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Tài chính – ngân hàng.
Nguyễn Song Hiếu (2019), Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Xuất khẩu (Eximbank), Trường Đại học Kinh tế-Luật – Khoa Tài chính – ngân hàng.
An Huy (2017), VietinBank Nghệ An: Hướng tới những thành tựu mới, truy cập tại
< https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/17/03/vietinbank-nghe-an-huong-
tuong-nhung-thanh-tuu-moi.html>, [ngày truy cập: 15/03/2021]
Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Trường Đại học Thăng Long – Khoa Tài chính – ngân hàng.
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Nhân dân điện tử (2020), BIDV được vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì
người lao động” năm 2019 – 2020, truy cập tại <https://nhandan.com.vn/thong-tin- doanh-nghiep/bidv-duoc-vinh-danh-doanh-nghiep-tieu-bieu-vi-nguoi-lao-dong- nam-2019- 2020-618935/>, (ngày truy cập: 06/04/2021)
Trần Thị Hồng Nhung (2017), Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Quảng Bình, Học viện Hành chính Quốc gia.
Trần Thanh Phúc (2017), Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp – Khoa Tài chính – ngân hàng.
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Diêm Thị Linh Trang (2014), Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn, Trường Đại học Thăng Long – Khoa Tài chính – ngân hàng.
Dương Ngọc Tuấn (2016), Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Phòng giao dịch Tây Sơn, Trường Đại học Thương mại – Khoa Tài chính – ngân hàng.
Internet
Trang web Tri thức cộng đồng: https://www.trithuccongdong.net/
Trang web của BIDV: https://www.bidv.com.vn/
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Câu 1: Tình hình dư nợ của khách hàng doanh nghiệp như thế nào?
Câu 2: Những tiêu chuẩn nào thường đặt ra khi đưa ra đề xuất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp?
Câu 3: Khi đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp thì thường áp dụng những văn bản hay quy định nào để thực hiện công việc trên?
Câu 4: Anh/chị có nhận xét gì về tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp những năm gần đây?
Câu 5: Anh/chị có nhận xét gì về tình hình chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp những năm gần đây?
Câu 6: Nếu khách hàng xếp vào nhóm nợ xấu thì có cách nào để dịch chuyển nhóm nợ cho khách hàng không?
Câu 7: Anh/chị có thấy điều gì ở các khâu trong quy trình cho vay cần chỉnh sửa hay không?
Câu 8: Theo anh/ chị cần có biện pháp gì để cải thiện chất lượng cho vay doanh nghiệp trong thời gian sắp tới?