Về phân tích, đánh giá thông tin

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 78 - 81)

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2.10.2. Về phân tích, đánh giá thông tin

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, cán bộ tín dụng phải phân tích các thông tin này. Qua bản báo cáo tài chính, cần phân tích tốt các chỉ tiêu có liên quan để từ đó đánh giá tình hình vay nợ, khả năng trả nợ, khả năng hoàn trả, tốc độ vòng quay bình quân vốn lưu động, tình hình tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được. Khi phân tích các dữ liệu, cán bộ tín dụng đặc biệt chú ý đến khả năng sinh lời của các phương án xin vay và các nguồn thu khác của khách hàng. Sở dĩ như vậy là vì tính khả thi của phương án ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu phương án khả thi dẫn tới hoạt động SXKD có hiệu quả và tạo ra nguồn thu thì khách hàng có khả năng trả nợ khi hợp đồng vay vốn đến hạn thanh toán.

Nhìn chung, việc phân tích cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu như sau: Thứ nhất, khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể đối với từng khách hàng, từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đúng hạn.

Thứ hai, phương án, dự án vay vốn phải có hiệu quả, tính khả thi.

Thứ ba, hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ theo chế độ quy định, nếu có xảy ra tố tụng tranh chấp thì phải đảm bảo an toàn pháp lý cho chi nhánh.

Thứ tư, năng lực pháp lý của khách hàng như quyết định thành lập hợp pháp, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm người đại diện hợp pháp trước pháp luật, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, ...

Thứ năm, thẩm định về tính cách, uy tín của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Thông qua việc phân tích tình hình thực trạng của khách hàng cán bộ tín dụng phải đưa ra được đánh giá chung về thực trạng kinh doanh, tính hợp lý của nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng hoàn trả, tính khả thi của phương án vay vốn. Ngoài ra trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng cần tăng cường kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ, tư vấn kịp thời khi các DN gặp khó khăn trong quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng.

3.2.11.Nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp

Hệ thống các văn bản về hoạt động cho vay của Ngân hàng Nhà nước giúp cho chi nhánh bổ sung, hoàn thiện các thủ tục tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay. Từ đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay theo quy trình cho vay theo đúng quy trình cũng như các thủ tục mà chi nhánh đề ra.

Thẩm định là một bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay. Nó không những có ý nghĩa đối với ngân hàng là nhằm nâng cao chất lượng cho vay, giảm rủi ro cho ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với khách hàng, cần có những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm về thẩm định chuẩn xác, siết chặt các tiêu chí, yêu cầu gắt gao để hạn chế thiệt hại bởi không ít những khách hàng bị từ chối oan bởi cán bộ tín dụng không làm tốt công tác thẩm định phương án, dự án sản xuất làm cho doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc thực hiện các kế hoạch được đề ra để xây dựng, mở rộng và phát triển doanh nghiệp nhiều hơn so với trước đó.

Thẩm định cho vay là một quá trình liên tục từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích các thông tin đó từ đó có quyết định cho vay hay không. Nếu có được phần thẩm định được chú trọng, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu thì khi tiến hành các bước tiếp theo sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được mức độ rủi ro, các biện pháp giải quyết, mức trích lập dự phòng sẽ được hạ xuống, tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ cho ngân hàng.

3.2.12.Yêu cầu báo cáo tài chính của các DN đƣợc kiểm toán và phải có chế tài để đảm bảo tính minh bạch về thông tin tài chính

Nhằm tránh tình trạng các DN có nhiều báo cáo tài chính khác nhau trong một niên độ kế toán, BIDV – Chi nhánh Khánh Hòa cần yêu cầu các DN muốn vay vốn tại ngân hàng cần cung cấp báo cáo kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện hoặc các báo cáo nộp cho cơ quan thuế để làm căn cứ tài liệu, thông tin thẩm định cho vay cũng như phê duyệt cấp cho vay. Ngoài ra, để số liệu trên báo cáo tài chính trung thực với tình hình hiện tại cần có biện pháp chế tài răng đe nặng đối với DN có ý đồ cố tình gây ra gian lận, khai báo không đúng sự thật khi được yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết để lập hồ sơ thủ tục vay vốn tại ngân hàng. Nếu có nghi ngờ gian dối trong quá trình thực hiện ghi nhận hồ sơ của khách hàng, ngân hàng cần phải kiểm tra toàn bộ thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng. Ngân hàng nên cảnh báo khách hàng nếu có sự lừa dối trong các giấy tờ trong hồ sơ mà khách hàng nộp về cho phía ngân hàng sẽ bị đưa vào danh sách nghi ngờ, gây ra sự dè chừng cho những lần vay vốn tiếp theo tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác trong ngành. Minh bạch, rõ ràng, chính xác là những tiêu chí cần có khi doanh nghiệp có ý định muốn vay vốn với ngân hàng, các cách cố ý muốn lừa gạt ngân hàng sẽ bị xử lý nghiêm minh, răn đe cho các doanh nghiệp khác để không được phạm lại lỗi sai mà doanh nghiệp trước đó đã mắc phải.

3.2.13.Đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng

Trong việc mở rộng đối tượng khách hàng, chắc chắn sẽ có các khách hàng chuyển quan hệ cho vay từ các NHTM khác sang quan hệ vay vốn với ngân hàng, vì vậy, BIDV cần tuân thủ đúng các quy định cho vay hiện hành của NHNN. Không vì đặt mục tiêu cạnh tranh khách hàng mà có thể bất chấp hoặc xem nhẹ quy định mang tính nguyên tắc của quy trình cho vay, nới lỏng các điều kiện cấp cho vay, đảm bảo mở rộng hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đối tượng khách hàng mang tính chiến lược của BIDV. Khách hàng này có lợi thế về trình độ quản lý hiện đại, công nghệ tiên tiến, tình hình tài chính và thông tin về hoạt động

sản xuất kinh doanh minh bạch hóa, do đó vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng được đảm bảo. Vì vậy, để mở rộng đối tượng khách hàng này, BIDV cần đẩy mạnh hoạt động góp vốn cho vay đồng tài trợ cùng với các NHTM liên doanh.

Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, để lắng nghe ý kiến đóng góp của doanh nghiệp về sản phẩm cho vay và nhu cầu phát sinh. Qua đó, giúp BIDV hoàn thiện quy trình cung ứng sản phẩm cho vay và chính sách chăm sóc khách hàng nhằm hướng đến sự thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w