Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 42 - 44)

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.3.2. Nhân tố khách quan

quan Môi trƣờng pháp lý trong ngành

Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng với hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng.

Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được ở bất kỳ nền kinh tế nào. Không có pháp luật hoặc các chính sách luật ban hành không phù hợp, không đồng bộ sẽ gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng. Ngoài ra nếu có hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế do đó mà SXKD được tiến triển thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Nó còn là cơ sở để giải quyết mọi mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của DN là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì tình hình tài chính sẽ vững mạnh từ đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng và có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Năng lực tài chính được thể hiện ở khối lượng vốn chủ sở hữu và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh của DN. Vốn chủ sở hữu này sẽ phản ánh khả năng tự chủ tài chính, khả năng chống chọi với hoàn cảnh bất lợi của doanh nghiệp. Khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng nhỏ chi phí vốn vay càng lớn và đó có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng của doanh nghiệp và dẫn đến chất

lượng cho vay của ngân hàng với các khoản vay đối với khách hàng giảm dần so với cùng kỳ.

Trình độ năng lực quản lý của doanh nghiệp

Khi một doanh nghiệp có đội ngũ quản lý tốt thì sẽ có được chiến lược kinh doanh tốt, khả năng kinh doanh tốt và có thể quản lý vốn tốt. Nó được thể hiện ở cách thức tổ chức hoạt động chung, tổ chức hoạt động sổ sách kế toán, quản lý tài chính hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, môi trường kinh doanh. Nó còn thể hiện ở trình độ nhận định thị trường để có được chiến lược kinh doanh năng động và các biện pháp nhằm chống chọi lại những biến động bất lợi của thị trường. Năng lực quản lý này ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, đến sản phẩm của doanh nghiệp, đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, mối quan hệ với các đối tác. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định có cho DN vay vốn hay không và nếu vay thì với hạn mức là bao nhiêu và mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng như thế nào.

Tình hình kinh tế - xã hội

Một nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng là vô cùng cần thiết để Ngân hàng có thể huy động được nhiều nguồn vốn mở rộng hoạt động cho vay, phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình và tránh được những thiệt hại cho Ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền, từ đó mà chất lượng cho vay được nâng lên.

Ngoài ra cơ chế, chính sách của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế nên cũng tác động trực tiếp đến các khách hàng vay vốn của Ngân hàng. Nếu chính sách của Nhà nước (chính sách thuế, chính sách tiền tệ, xuất nhập khẩu…) không tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong SXKD nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay doanh nghiệp.

Một trong những nhân tố có tác động lớn tới việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đó là chu kỳ phát triển kinh tế. Nếu thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, SXKD được mở rộng tăng được lợi nhuận, điều này tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng cho vay và chất lượng tín dụng được nâng lên. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế bị suy thoái, SXKD bị đình trệ, quy mô sản xuất thu hẹp, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng của Ngân hàng khó khăn trong việc trả nợ, chất lượng cho vay doanh nghiệp bị giảm sút.

Quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tín nhiệm là chủ yếu. Vì vậy, sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng. Uy tín của Ngân hàng trên thị trường tiền tệ cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, ngược lại khách hàng có uy tín, được Ngân hàng tín nhiệm tạo thuận lợi trong việc cấp cho vay.

Trong xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao chất lượng cho vay.

Ngoài các nhân tố trên để việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín cho vay của Ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khách quan khác như: Thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh… Vì đây là nguyên nhân làm cho nhiều khách hàng của Ngân hàng bị phá sản nhất là các khách hàng SXKD phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, Ngân hàng phải chuyển nhóm nợ cho khách hàng, làm giảm chất lượng cho vay tại ngân hàng đó ở mức thấp hơn.

Một phần của tài liệu CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w