Ảnh hưởng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 25 - 27)

1.1.5.1 Tác động đến hoạt động của ngân hàng

Theo Bùi Diệu Anh và cộng sự (2013), RRTD sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng thanh khoản cho ngân hàng. Vì khi khách hàng chậm trả hoặc không trả được nợ sẽ ảnh

hưởng đến dòng tiền của NH, làm thay đổi kế hoạch quản lý vốn của NH, từ đó dẫn đến tình trạng căng thẳng thanh khoản. Nói cách khác, nếu khách hàng vay không trả được nợ đúng kỳ hạn nợ theo quy định sẽ làm cho NH gặp rủi ro thanh khoản do không có được dòng tiền thu về theo dự kiến.

Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, RRTD còn làm cho NH giảm sút thu nhập, thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng mất vốn. Hoạt động tín dụng tạo ra nguồn thu nhập từ lãi cho ngân hàng. Do đó, khi khách hàng không trả được nợ NH không những không thu được lãi mà còn phải tăng chi phí trích lập dự phòng RRTD và các chi phí khác có liên quan làm cho lợi nhuận của NH giảm sút. Việc kinh doanh thua lỗ Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gởi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.

Khi thông tin trở nên minh bạch, công khai trên thị trường, việc NH có chất lượng tín dụng thấp tương ứng với RRTD cao sẽ làm giảm uy tín, năng lực cạnh tranh của NH trên thị trường. Nói cách khác, nếu NHTM có RRTD cao sẽ làm cho khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng. Các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu cao sẽ là dấu hiệu ảnh báo cho khách hàng, đặc biệt là người gửi tiền thấy được hoạt động của ngân hàng không thực sự tốt, tiềm ẩn nhiều rủi ro và ngân hàng phải trả chi phí để huy động vốn cao hơn, hoặc khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khách hàng có rủi ro thấp để cấp tín dụng. Điều này vô hình gây ra khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

1.1.5.2 Tác động đến nền kinh tế

RRTD của các NHTM có thể dẫn đến tình trạng suy yếu hệ thống tài chính. Nợ xấu, nợ quá hạn của các NHTM được xem như là cục máu đông của nền kinh tế, làm tắc nghẽn quá trình luân chuyển vốn giữa chủ thể thừa sang chủ thể thiếu. Đồng thời, làm cho lòng tin vào hệ thống trung gian tài chính suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của các trung gian tài chính, làm cho dòng vốn trong nền kinh tế không được sử dụng hiệu quả.

Nếu RRTD của NHTM không được kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chính không chỉ ở một quốc gia mà còn lan rộng ra toàn cầu. Nhiều quốc gia gặp khủng hoảng tài chính do nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng cao như khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ các khoản nợ dưới chuẩn của ngân hàng Mỹ. Việc không thu hồi

được nợ đã làm cho nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thua lỗ, buộc phải phá sản và dẫn đến hiện tượng đổ vỡ ngân hàng, dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w