2.3.2.1 Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu hệ số rủi ro tài chính cho thấy tỷ trọng của hoạt động tín dụng trên toàn bộ danh mục tài sản có của ngân hàng. Kết quả tính toán chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng ở biểu đồ 2.1.
76% 74% 74% 72% 70% 70% 68% 67% 66% 64% 62% 2017 2018 2019
Biểu đồ 2.1: Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng của Namabank - Khu vực HCM
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Biểu đồ 2.1 cho thấy Namabank - Khu vực HCM ngày càng chú trọng đến việc phát triển hoạt động tín dụng của mình trong giai đoạn nghiên cứu. Namabank - Khu vực HCM đặt ra chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát nợ xấu, nâng cao dần chất lượng danh mục tín dụng. Do đó, ngân hàng bên cạnh việc mở rộng hoạt động tín dụng phải đi cùng với đảm bảo chất lượng tín dụng nên lúc này chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng chỉ là 67%. Nói cách khác, dư nợ cho vay khách hàng chỉ chiếm 67% trong danh mục tài sản của ngân hàng trong năm 2017. Sau khi kiểm soát lại được chất lượng tín dụng như mục tiêu, ngân hàng mới chú trọng đến việc phát triển quy mô tín dụng, nâng cao dần tỷ trọng này trong giai đoạn tiếp theo lần lượt là 70% và 74%. Kết quả này cho thấy tài sản là dư nợ tín dụng đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của các chi nhánh khu vực HCM. Đây cũng phù hợp với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng của Namabank trong quá trinh phát triển với tín dụng là hoạt động chủ yếu. Chi tiêu này cho thấy mức độ RRTD của các chi nhánh này ngày càng tăng lên. Do đó, hoat động giám sát RRTD của các chi nhánh cần phải được chú trọng.
75% 75% 74% 73% 73% 72% 71% 71% 70% 69% 2017 2018 2019
2.3.2.2 Chỉ tiêu dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động
Trong chiến lược kinh doanh, chiến lược quản trị RRTD nói riêng, các chi nhánh luôn chu trọng đảm bảo cân đối giữa vốn huy động và hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Đây cũng là chỉ tiêu giúp đánh giá thực trạng giám sát RRTD của các chi nhánh. Nếu các chi nhánh có chỉ tiêu dư nợ/nguồn vốn huy động phù hợp với kế hoạch kinh doanh đề, đảm bảo an toàn cho hoạt động thì đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động giám sát RRTD hiệu quả.
Chỉ tiêu này được thể hiện trong biểu đồ 2.2, cũng giống như hệ số rủi ro tín dụng, tăng dần trong giai đoạn nghiên cứu từ 73% năm 2017 lên 75% năm 2019. Việc đảm bảo mức tăng không quá nhanh, kết hợp với việc so sánh với chiến lược hoạt động ở chỉ tiêu này cho thấy Namabank - Khu vực HCM đã kiểm soát tốt dư nợ tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra.
Biểu đồ 2.2: Chỉ tiêu dư nợ/vốn huy động của Namabank - Khu vực HCM giai đoạn nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.3.2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ
Kết quả hoạt động giám sát RRTD của Namabank - Khu vực HCM trong giai đoạn nghiên cứu được phản ánh một phần thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ.
4.5% 4.1% 4.0% 3.5% 3.5% 3.7% 3.0% 2.5% 2.80% 3% 3% 2.0% 1.5% 1.0% 0.5% 0.0% 2017 2018 2019 Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu
Nhìn vào biểu đồ 2.3, ta có thể thấy tỷ lệ này được kiểm soát dưới mức 5% và giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu từ 4.1% năm 2017 còn 3.2% năm 2019. Đạt được kết quả như vậy là nhờ Namabank đã không ngừng hoàn thiện các nội dung liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng như ban hành chiến lược, xác định khẩu vị rủi ro, hoàn thiện các chính sách có liên quan, xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hợp lý. Đồng thời, các chi nhánh cũng triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định ban hành. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng nhẹ trong năm 2019 đạt mức 3.7% là điều mà Namabank - Khu vực HCM cần phải chú ý nhằm kiểm soát tỷ lệ này ở mức thấp hơn nữa mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn.
Biểu đồ 2.3: Chỉ tiêu nợ quá hạn/dư nợ cho vay của Namabank - Khu vực HCM giai đoạn nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Đối với nợ xấu, trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được kiểm soát trong mức giới hạn cho phép 3%. Mặc dù vậy, số liệu cho thấy tỷ lệ này tăng lên nhẹ trong năm 2018 so với 2017 và được giữ ở mức 3% trong năm 2019. Trong bôi cảnh hoạt động tín dụng không ngừng mở rộng, các chi nhánh vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng trong mức độ cho phép được đánh giá là kết quả khả quan trong hoạt động giám sát tín dụng của các chi nhánh Namabank ở khu vực HCM. Theo báo cáo các khoản nợ xấu của các chi nhánh chủ yếu liên quan đến khoản các khoản cho vay kinh doanh cá thể. Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vốn không hiệu quả nên ảnh huởng đến khả năng trả nợ. Có một số khoản vay cá nhân do khách hàng ốm đau nên thất nghiệp
1.4% 1.2% 1.3% 1.0% 1.0% 1.1% 0.8% 0.6% 0.4% 0.2% 0.0% 2017 2018 2019
không trả được nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với doanh nghiệp, nợ xâu chủ yếu thuộc về doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hưu hạn 1 thành viên có quy mô nhỏ, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất gia công may mặc.
2.3.2.4 Tỷ số dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với dư nợ cho vay
Việc trích lập dự phòng tổn thất tín dụng được NHNN quy định chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng Namabank - Khu vực HCM tuân thủ quy định trích lập của NHNN cũng như thực tế rủi ro các khoản tín dụng tại Namabank - Khu vực HCM. Theo quy định, số tiền trích lập dự phòng chung được xác định bằng 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 trừ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và các khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam. Bên cạnh trích lập dự phòng chung, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng cụ thể theo từng nhóm nợ từ nhóm 1 tới nhóm 5 theo tỷ lệ trích lập tương ứng là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%.Ngân hàng Namabank - Khu vực HCM luôn tuân thủ chặt chẽ quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN trong giai đoạn nghiên cứu. Biểu đồ 2.4 cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tổn thất tín dụng của ngân hàng ở mức khá thấp, phần nào phản ánh mức độ tổn thất tín dụng của ngân hàng Namabank - Khu vực HCM không cao. Nói cách khác, rủi ro tín dụng được xem xét không cao nên việc trích lập không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của ngân hàng.
Biểu đồ 2.4: Tỷ số dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với dư nợ cho vay của Namabank - Khu vực HCM giai đoạn nghiên cứu
12.0 10.1 10.0 8.0 6.7 7.0 6.0 5.2 4.0 4.0 3.0 2.7 3.1 2.2 2.0 0.0 2017 2018 2019 Dự phòng chung Dự phòng cụ thể Tổng dự phòng
Biểu đồ 2.5 cho thấy mức trích lập dự phòng chung luôn cao hơn so với mức dự phòng cụ thể. Namabank - Khu vực HCM khẳng định việc tuân thủ quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHNN nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
Biểu đồ 2.5: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Namabank - Khu vực HCM
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.3.2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành
Nhìn vào cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành của Namabank - Khu vực HCM tại bảng
2.5 có thể thấy ngân hàng thực hiện tốt việc đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng khi dư nợ cho vay phát sinh ở nhiều ngành nghề khác nhau. Trong cơ cấu này có thể thấy ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng đối với ngành nông lâm nghiệp thủy sản khi tỷ trọng của ngành này là 23.6% vừa phù hợp với định hướng phát triển đầu tư của Chính phủ trong giai đoạn vừa qua và trong thời gian tới. Ngành ông nghiệp chế biến chế tạo, ngành xây dựng và ngành bán buôn, bán lẻ xe hơi, xe máy là ba ngành tiếp theo chiếm tỷ trọng cao tại Namabank - Khu vực HCM. Cơ cấu dư nợ Namabank - Khu vực HCM cho thấy dư nợ cho vay của ngân hàng phân tán đa dạng theo nhiều ngành khác nhau, không có ngành nào chiếm tỷ trọng quá lớn. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển hàng năm của Namabank - Khu vực HCM. Namabank - Khu vực HCM luôn chú trọng vào việc xác định tỷ trọng cấp tín dụng theo ngành trong từng năm nhằm đảm bảo chất lượng danh mục tín dụng theo hướng hạn chế rủi ro phi hệ thống.
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành của Namabank - Khu vực HCM giai đoạn nghiên cứu
ĐVT: %
Tiêu chí 2017 2018 2019
Nông lâm nghiệp. thủy sản 18.3 22.5 23
Khai khoáng 4 4.4 4
Công nghiệp chế biến. chế tạo 14.5 13.6 17.3
SX&PP điện. khí đốt. nước nóng. hơi nước và
điều hòa không khí 2.9 5.4 4.3
Cung cấp nước. QL&XL rác thải. nước thải 0 0.1 0.1
Xây dựng 14.7 15.3 13.2
Bán buôn. bán lẻ; sửa chữa ô tô. xe máy và xe
có động cơ khác 15.6 17.6 14.1
Vận tải. kho bãi 3.2 2.3 2.3
Dịch vụ lưu trú & ăn uống 1.8 0.6 0.6
Thông tin & truyền thông 0.1 0.1 0.1
Hoạt động tài chính. ngân hàng. bảo hiểm 1.1 0.7 0.4 Hoạt động kinh doanh bất động sản 12.7 12.2 10.4
Hoạt động khoa học & công nghệ 0.3 0.2 0.2
Hoạt động dịch vụ khác 10.8 5 10
Tổng cộng 100 100 100
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM Á - KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH