Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 42 - 45)

cổ phần Nam Á - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng có thể rút ra một số bài học cho đơn vị nghiên cứu như sau:

Một là, chú trọng xây dựng chiến lược hoạt động phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Trong đó, cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như khẩu vị rủi ro trong quá trình lựa chọn khách hàng. Mỗi thời kỳ, giai đoạn cần cụ thể hóa mục tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng, quản trị RRTD nhằm định hướng cho toàn ngân hàng trong quá trình hoạt động. Việc này giúp ngân hàng có cái nhìn tổng quan về thị trường tiềm năng cũng như đánh giá được mức độ rủi ro tương ứng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ đánh giá được yếu tố quy mô và chất lượng của đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến. Đây là cơ sở để các chi nhánh triển khai hoạt động phù hợp với chiến lược được xây dựng.

Hai là, chính sách tín dụng cần phải được hoàn thiện theo hướng đầy đủ các nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng và quản trị RRTD. Trong đó, phải trình bày chi tiết các quy định của ngân hàng trong hoạt động tín dụng làm kim chỉ nam cho các bộ phận trong quá trình triển khai. Chú trọng đến quy trình tín dụng, các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng như đối tượng được vay vốn, giới hạn cấp tín dụng, các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

Ba là, ngân hàng cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD. Đặc biệt, bộ máy quản trị RRTD cần đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản trị RRTD, cán bộ thẩm

định. Điều này giúp hạn chế việc xảy ra rủi ro đạo đức cũng như tăng tính khách quan, khoa học trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng.

Bốn là, đội ngũ nguồn nhân lực cần thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách, từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD.

Năm là, hệ thống công nghệ thông tin quan trọng trong việc lưu trữ, phân tích và tổng hợp thông tin trong hoạt động giám sát RRTD, do đó, cần chú trọng phát triển hệ thống công nghệ thông tin.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bay tổng hợp cơ sở lý thuyết về RRTD, giám sát RRTD của NHTM theo thông lệ quốc tê Basel. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã trình bày chi tiết các nội dung liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng để phục vụ cho viêc phân tích thực trạng giám sát RRTD tại Namabank - Khu vực Hồ Chí Minh trong chuơng 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á - KHU VỰC THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w