Trong các nghiên cứu của Nguyễn Hùng Tiến (2016), Lê Thu Hương (2019) đã cho thấy quản trị RRTD của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Những nhân tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến quản trị RRTD đối với của ngân hàng. Cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến giám sát RRTD như sau:
- Quy định pháp lý liên quan đến hoạt động NHTM nói chung và hoạt động giám
sát RRTD nói riêng. Vì RRTD không chỉ ảnh hưởng đến một NHTM mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống trung gian tài chính cũng như nền kinh tế, do đó, các quy định của ngân hàng trung ương đều chú trọng đến hoạt động giám sát ngân hàng, trong
đó có giám sát RRTD. Các quy định pháp lý ban hành buộc các NHTM phải tuân thủ chấp hành. Vì vậy, đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động giám sát RRTD của ngân hàng. Nếu hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, nhiều chồng chéo, bất cập sẽ gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc giám sát RRTD.
- Đặc điểm của ngân hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát RRTD. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, năng lực của ban điều hành quản lý, hệ thống công nghệ thông tin mà hiệu quả giám sát RRTD sẽ có sự khác biệt giữa các NHTM. Chiến lược kinh doanh, chính sách quản trị RRTD, quy trình cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát RRTD của ngân hàng.
- Tổ chức bộ máy quản trị RRTD nói chung và cơ cấu tổ chức cũng là yếu tố ảnh
hưởng đến giám sát RRTD của ngân hàng. Các nội dung quản trị rủi ro tín dụng nếu không được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trong trong việc quản trị RRTD. Nói cách khác, chiến lược quản trị RRTD, việc lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng, đội ngũ nhân sự cùng trình độ công nghệ và hệ thống kiểm soát rủi ro chính là những nhân tố của ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị RRTD nói chung và giám sát RRTD của ngân hàng nói riêng (Nguyễn Hùng Tiến, 2016). Cụ thể:
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng: Khung chiến lược quản trị rủi ro cần được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế và năng lực của ngân hàng để có thể thực hiện tốt chiến lược quản trị rủi ro tín dụng. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cần rõ ràng, cụ thể và đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng: Cần lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp, nâng cao tính khách quan, độc lập trong các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro xảy ra.
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cần được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với đặc điểm thực tế nhằm giúp cho việc tổ chức, quản trị đạt được hiệu quả cao.
Đội ngũ nhân sự: Việc ban hành chiến lược, chính sách liên quan đến quản trị RRTD, giám sát RRTD sẽ trở nên vô nghĩa nếu nhân sự các cấp không tuân thủ trong quá trình triển khai. Do đó, kiến thức, trình độ, năng lực và đạo đức của những nhân
viên tham gia vào quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát RRTD.
Công nghệ: Hoạt động giám sát RRTD chịu ảnh hưởng bởi yếu tố công nghệ nhằm tổng hợp thông tin, triển khai các mô hình đo lường RRTD, hỗ trợ cho việc thiết lập báo cáo.
Kiểm soát nội bộ: là bộ phận góp phần không nhỏ trong hoạt động giám sát RRTD. Việc kiểm soát nội bộ thực hiện tốt sẽ góp phần không nhỏ cho hoạt động giám sát RRTD trong việc nhận diện sai phạm, các vấn đề còn bất cập trong việc triển khai giám sát RRTD đối với từng khoản vay và cả danh mục tín dụng.