Các quy định liên quan giám sát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 55 - 58)

NAM Á - KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.1 Các quy định liên quan giám sát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP NamÁ - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh Á - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1.1 Cơ sở pháp lý xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng bao gồm giám sát rủi ro tín dụng

NHNN thực hiện tiến hành đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong với định hướng quản trị rủi ro tín dụng theo hướng tiếp cận với Basel II, bao gồm: Thông tư 02/2013/TT-NHNN “qui định về phân loại tài sản có, mức trích và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”; Thông tư 19/2013/TT-NHNN “qui định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt nam”; Thông tư 09/2014/TT-NHNN “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/NHNN; Thông tư 22/2019/TT-NHNN về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…Những văn bản pháp lý được ban hành đã giúp cho các NHTM tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng, từ đó, áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động của mình.

2.2.1.2 Nội dung cơ bản trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng bao gồm giám sát rủi ro tín dụng của Namabank

Namabank luôn xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với từng giai đoạn, nhằm tạo ra chiến lược cạnh tranh có tính dài hạn và luôn đặt khách hàng là trọng tâm. Nhận thức được đặc điểm hoạt động của ngân hàng là ngân hàng cổ phần, quy mô trung bình, còn non trẻ trên thị trường nên Namabank trong chiến lược hoạt động chung luôn định hướng phát triển thành ngân hàng bán lẻ đa năng, lấy đối tượng khách hàng cá nhân và SMEs làm khách hàng mục tiêu. Điều này được thể hiện rõ qua Báo cáo thường niên các năm của Namabank. Ngoài ra, Namabank còn ban hành văn bản nội bộ số 05/HĐQT về định hướng phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ.

Dựa trên định hướng đó, Namabank xây dựng chiến lược quản trị RRTD theo hướng đồng bộ, có chiều sâu trên toàn ngân hàng Namabank. Việc xây dựng chiến lược quản

trị RRTD do hội đồng quản trị ban hành theo định kỳ hoặc khi có biến động thị trường. Cơ sở để xây dựng chiến lược quản trị RRTD là dựa trên chiến lược hoạt động kinh doanh, đề xuất của Tổng giám đốc. Chiến lược quản trị RRTD, được ban hành theo nội dung văn bản nội bộ số 112/HĐQT về chiến lược quản trị RRTD của Namabank, giúp các chi nhánh nắm được khẩu vị rủi ro cũng như định hướng phát triển hoạt động tín dụng để giám sát RRTD theo đúng các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của NH. Lần đầu tiên NH Namabank ban hành quy chế về quản lý RRTD vào năm 2013 nhằm đảm bảo tính thống nhất về quản trị RRTD trong toàn hệ thống Namabank. Đây là dấu mốc quan trọng của Namabank trong việc chú trọng đến quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng. Trên cơ sở những thay đổi trong quy định pháp luật, môi trường kinh doanh, đặc biệt là nâng cao dần năng lực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế Basel 2, Namabank trong giai đoạn 2017 - 2019 đã hai lần điều chỉnh bổ sung quy chế về quản lý RRTD theo văn bản nội bộ số 39/TGĐ và văn bản số 47/TGĐ. Điều này cho thấy mức độ cập nhật thường xuyên trong quy chế quản lý RRTD của Namabank.

Về nội dung, quy chế ban hành có đầy đủ các nội dung về quy định chung, cơ cấu tổ chức quản lý RRTD với trách nhiệm của từng bộ phận liên quan từ cấp Hội sở đến chi nhánh. Đồng thời, quy chế này cũng trình bày chi tiết, cụ thể nội dung liên quan đến quản trị RRTD và cuối cùng là các điều khoản thi hành. Đặc biệt, quy chế quy định rõ thẩm quyền phán quyết tín dụng theo từng cấp đơn vị kinh doanh, các tiêu chí cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, XHTNNB, bảo đảm tín dụng và giám sát RRTD trong quá trình cấp tín dụng cho từng khách hàng và quản trị danh mục tín dụng chung. Ngoài ra, quy chế cũng quy định các nội dung về tái thẩm định tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD, cách thức xử lý nợ có vấn đề và cơ sở hệ thống thông tin quản lý.

XHTNNB được đề cập trong quy chế quản lý RRTD đồng thời còn ban hành văn bản nội bộ hướng dẫn chi tiết các nội dung trong XHTNNB tại Namabank. Đây là nội dung quan trọng giúp cho các đơn vị kinh doanh đo lường mức độ rủi ro của khách hàng từ đó, ra quyết định, xác định các biện pháp hạn chế rủi ro và giám sát tín dụng. Trong văn bản hướng dẫn XHTNNB, Namabank phân chia khách hàng thành 3 nhóm khác nhau gồm nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng là các định chế tài chính. Tùy theo đặc điểm của mỗi nhóm khách hàng, Namabank

xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp. Các tiêu chí bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm đo lường RRTD của khách hàng. Mỗi tiêu chí được xác định trọng số tương ứng nhằm thể hiện mức độ quan trọng của các chỉ tiêu trong quá trình chấm điểm XHTNNB. Đối với khách hàng doanh nghiệp được xây dựng hệ thống XHTNNB theo ngành nghề và quy mô. Đối với khách hàng cá nhân thì có 1 hệ thống XHTNNB chung dựa trên các tiêu chí được xây dựng liên quan đến đặc điểm của khách hàng cá nhân như tuổi, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm làm việc, thu nhập…Căn cứ vào tổng số điểm đạt được mà khách hàng sẽ được phân loại vào một trong 5 mức xếp hàng từ mức thấp nhất D đến mức cao nhất AAA. Sự phân hàng này về cơ bản phù hợp với cách thức phân hạng theo quy định của NHNN cũng như hướng đến phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc xây dựng chi tiết hệ thống XHTNNB đã giúp Namabank nâng cao được hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, chủ động hơn trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề để đảm bảo chất lượng tín dụng theo mục tiêu xác định.

Quy trình xếp hạng cũng được xây dựng chặt chẽ với việc phân quyền theo từng cấp người sử dụng (user) và có chuẩn thời gian thực hiện cho hồ sơ thông thường là 02 tiếng. Kết quả xếp hạng tín dụng được trình bày trong báo cáo đánh giá khách hàng của Phòng Quan hệ khách hàng kết hợp với báo cáo thẩm định của Phòng Thẩm định sẽ giúp cho cấp có thẩm quyền ra quyết định tín dụng phù hợp với chính sách tín dụng cũng như chính sách quản lý rủi ro tín dụng từng thời kì. Các bước trong quy trình tín dụng của Namabank đầy đủ 6 bước từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi thanh lý tín dụng. Trong từng bước, Namabank quy định rõ công việc, quyền hạn, nhiệm vụ của từng vị trí công việc, từng bộ phận tham gia vào hoạt động tín dụng. Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, nhân viên tín dụng phụ trách nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, đánh giá thẩm định tín dụng để làm cơ sở đề xuất cho cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng. Hệ thống phê duyệt tín dụng tại Namabank được phân thành nhiều cấp, trong đó, cấp thấp nhát là giám đốc chi nhánh và cao nhất là HĐQT trong một số trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể. Mỗi món vay, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các yếu tố định tính và định lượng, kết hợp với chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi ra quyết định tín dụng. Hiện nay những khách hàng được cấp tín dụng khi có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và được đề xuất cấp tín dụng. Sau khi có quyết định tín dụng, bộ phận hỗ trợ tín dụng phụ trách soạn thảo văn bản pháp lý liên quan và thực hiện các thủ tục theo quy

định. Nhân viên tín dụng sẽ xử lý các nghiệp vụ phát sinh khi khách có nhu cầu giải ngân sau khi ký hợp đồng tín dụng, bộ phận ngân quỹ sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng. Quá trình giám sát khoản vay sau giải ngân cũng do nhân viên tín dụng phụ trách. Như vậy, Namabank đã ban hành khá đầy đủ các quy định nội bộ liên quan đến hoạt động quản trị RRTD, bao gồm giám sát RRTD để chuẩn hóa các hoạt động tín dụng, nhằm kiểm soát RRTD ở mục tiêu đã đề ra, đáp ứng yêu cầu của NHNN cũng như dần tiếp cận với việc quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w