Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 62 - 65)

Quá trình phân tích thực trạng giám sát tín dụng cho thấy Namabank đã chú trọng đến hoạt động giám sát RRTD. Điều này được thể hiện qua:

2.3.1.1 Chiến lược kinh doanh

Namabank đã xây dựng chiến lược hoạt động cụ thể, rõ ràng với các chỉ tiêu định hướng theo từng thời kỳ và từng năm. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Namabank xác định lấy đối tượng khách hàng cá nhân làm khách hàng mục tiêu. Đồng thời cũng ban hành các nội dung liên quan đến khẩu vị rủi ro, tỷ trọng định hướng phát triển tín dụng trong hoạt động ngân hàng…Tổng hợp báo cáo thường niên của Namabank trong giai đoan nghiên cứu cho thấy rõ việc xác định khách hàng cá nhân làm đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Việc lựa chọn phân khúc này phù hợp với đặc điểm dân số Việt Nam - quốc gia đang ở thời kỳ dân số vàng. Nhu cầu của nhóm khách hàng cá nhân đa dạng, phong phú nên đây là thị trường nhiều tiềm năng

cho Namabank. Trong phân khúc khách hàng cá nhân, Namabank đang chú trọng tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình trở lên trong nền kinh tế bởi theo thống kê đây là nhóm khách hàng có nhu cầu đa dạng phong phú và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số. Ngoài ra, việc tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân cũng phù hợp với năng lực hoạt động của ngân hàng khi Namabank thuộc nhóm NHTM có quy mô vốn, mạng lưới xếp ở nhóm 2.

Chiến lược kinh doanh cũng định hướng rõ mục tiêu hoạt động phát triển. Điều này thể hiện rõ trong báo cáo thường niên mà ngân hàng đăng tải trên website. Trong báo cáo thường niên hàng năm cũng trình bày chi tiết, đầy đủ các mục tiêu về tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn…Trước khi đưa ra mục tiêu cụ thể, Namabank đã trình bày đầy đủ chi tiết các nội dung liên quan đến sự thay đổi môi trường vĩ mô cũng như những cơ sở đặc điểm thuộc về bên trong nhằm đưa ra kế hoạch hoạt động phù hợp. Điều nay cho thấy chiến lược kinh doanh được ban hành đầy đủ các nội dung về thị trường mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động tín dụng…Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng chính sách cũng như xác định mô hình cơ cấu tổ chức giám sát RRTD phù hợp.

2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức quản trị RRTD theo mô hình quản trị RRTD tập trung với phòng ban phụ trách quản trị RRTD tập trung ở hội sở, chi nhánh chỉ làm vai trò kinh doanh và hỗ trợ. Mô hình này mặc dù còn tồn tại một số nhược điểm nhưng phù hợp với quy mô, năng lực hiện tại của Namabank và có vai trò quan trọng trong việc quản trị RRTD trong thời gian qua. Mô hình này giúp cho bộ máy quản lý tổ chức bớt cồng kềnh. Tuy nhiên, việc chưa tách bạch giữa vai trò kinh doanh và thẩm định, quản lý rủi ro cũng tạo ra nhiều hạn chế trong việc đảm bảo tính khách quan quá trình lựa chọn khách hàng vay cũng như đánh giá, giám sát RRTD tại ngân hàng. Vì quản trị RRTD theo mô hình tập trung nên quá trình báo cáo từ cấp dưới lên hội sở có thể sai sót, không phản ánh đúng thực tế. Điều này là do các chi nhánh muốn che giấu số liệu thực vì có thể ảnh hưởng đến đánh giá, xếp loại của chi nhánh. Việc thực hiện báo cáo, tổng hợp số liệu có thể chậm trễ từ mô hình quản trị RRTD tập trung. Vì vậy, sự phối hợp của cấp chi nhánh

trong quản trị RRTD có vai trò quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu về quản trị RRTD đã đề ra.

2.3.1.3 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng và chính sách quản trị RRTD được xây dựng, xem xét và điều chỉnh theo định kỳ hoặc khi có thay đổi bất thường theo thị trường hoặc quy định pháp lý. Các nội dung trong chính sách tín dụng đầy đủ, chặt chẽ như sản phẩm tín dụng, đối tượng cấp tín dụng, các đối tượng hạn chế/không cấp tín dụng, quy trình tín dụng, các giới hạn cấp tín dụng, các biện pháp bảo đảm, các loại tài sản hạn chế/không nhận tài sản bảo đảm, các biện pháp xử lý nợ có vấn đề…Thông qua quá trình tổng hợp, so sánh với chính sách tín dụng của Vietcombank, Vietinbank, Agribank, ACB, Sacombank chính sách tín dụng của Namabank có đầy đủ các nội dung như chính sách tín dụng của các NHTM khác. Chính sách tín dụng Namabank ban hành về cơ bản đã đảm bảo được vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của Namabank trong thời gian qua. Tuy nhiên, mức độ phân quyền cấp tín dụng của Namasbank thấp hơn nhiều so với các NHTM có vốn của nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, Agribank. Trong khi đó, mức phán quyết tín dụng cho cấp chi nhánh của Namabank lại cao hơn so với ACB và Sacombank. Điều này cho thấy Namabank cũng đã xem xét việc phân bổ quyền phán quyết phù hợp với đặc điểm mô hình tổ chức cũng như chính sách quản trị RRTD của ngân hàng.

2.3.1.4 Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng được ban hành gồm có 6 bước nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Mỗi bước đều được trình bày chi tiết, cụ thể, chỉ rõ trách nhiệm của từng vị trí, bộ phận có liên quan đến quy trình tín dụng. Điều này đảm bảo về mặt quy định khó có khe hở để dẫn đến rủi ro trong quá trình cấp tín dụng từ quá trình tác nghiệp của nhân viên. Các bước trong quy trình tín dụng đều có thời hạn giải quyết tối đa cũng như quy định sự phối hợp giữa các phòng ban bộ phận giúp đảm bảo thời gian cấp tín dụng một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghiệ cấp tín dụng Bước 2: Thẩm định tín dụng Bước 3: Quyết định tín dụng

Bước 6: Thanh lý tín dụngBước 5: Giám sát tín dụng

Bước 4: Giải ngân

Hình 2.3: Quy trình tín dụng ngân hàng Namabank

Nguồn: Ngân hàng Namabank

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w