- KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định
Nguyên nhân thứ nhất liên quan đến chính sách, các văn bản ban hành đã dẫn đến giám sát RRTD tại các chi nhanh còn hạn chế. Với vai trò là cơ quan đầu não, để nâng
cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng cần chú trọng hoàn thiện hệ thống văn bản quy định liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng như chính sách về quản trị rủi ro tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng, chính sách cho vay, chính sách trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và các quy định khác có liên quan. Những chính sách này cần xây dựng nhất quán, phù hợp với chiến lược quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro được xác định và các nội dung khác có liên quan nhằm đạt được mục tiêu chung của ngân hàng. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi những bất cập trong hệ thống văn bản chính sách một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, tránh trường hợp các văn bản được ban hành tồn tại sai sót vẫn được áp dụng trong thời gian dài mà không có điều chỉnh rõ ràng, cụ thể bằng văn bản. Hoặc khi có sự thay đổi trong các văn bản pháp lý, Nam Á cũng cần chủ động điều chỉnh, thay đổi văn bản để phù hợp với quy định trong tương lai, chủ động tiếp cận với thông lệ quốc tế. Văn bản chính sách ban hành cần quy định cụ thể hoặc có cơ chế khuyến khích việc phối hợp giữa các đơn vị, phòng ban với nhau nhằm đảm bảo cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện chặt chẽ nghiêm ngặt nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu về hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quy định liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng cần hoàn thiện văn hóa quản trị rủi ro cũng như văn hóa rủi ro trong ngân hàng. Hoạt động quản trị rủi ro cần được thực hiện xuyên suốt, thống nhất trên toàn hệ thống. Muốn vậy, ngân hàng cần thay đổi nhận thức, tư duy về quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng không chỉ ở cấp lãnh đạo, các quản trị viên cấp cao, trưởng phó phòng mà còn ở từng nhân viên trong bộ máy ngân hàng. Trong đó, văn hóa rủi ro là thành phần trọng tâm trong hoạt động quản trị rủi ro. Văn hóa rủi ro của ngân hàng được thể hiện ở việc mỗi cá nhân, phòng ban, chi nhánh, hội sở đều trở thành nhân tố phát hiện, đánh giá, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro xảy ra. Khi ý thức, tránh nhiệm về quản trị rủi ro nằm trong mỗi cá nhân, đơn vị thì việc tuân thủ các quy định liên quan đến quản trị rủi ro sẽ được thực hiện nghiêm túc. Điều này sẽ giúp ngân hàng nhận diện, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trên toàn hệ thống, hạn chế được việc một số cá nhân, đơn vị kinh doanh không tuân thủ quy định.