Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 75 - 78)

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế của Namabank - Khu vực HCM bao gồm:

- Thứ nhất, một số quy định trong cơ chế, chính sách có liên quan đến giám sát RRTD của ngân hàng vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt là ở các quy định liên quan đến sự phối hợp giữa các phòng ban, chi nhánh với nhau. Ví dụ như việc phối hợp giữa phòng quan hệ khách hàng, phòng thẩm định và phòng hỗ trợ tín dụng đôi khi vẫn còn chậm trễ làm ảnh hưởng đến khách hàng. Hoặc sự phối kết giữa các đơn vị kinh doanh với nhau trong việc cung cấp thông tin chưa nhanh chóng, kịp thời do thiếu cơ chế quản lý cũng như chưa khai thác hết thế mạnh về hệ thống công nghệ thông tin trong việc truy xuất, sao lưu thông tin.

-Thứ hai, mặc dù chủ động ban hành các cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát RRTD tại ngân hàng nhưng Namabank - Khu vực HCM vẫn chưa chú trọng vào việc hoàn thiện các quy định này nhằm đáp ứng kịp thời những thay đổi của luật cũng như tình hình hoạt động thực tế tại ngân hàng.

-Thứ ba, kết quả nhận diện, đo lường, phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng tại Namabank - Khu vực HCM đôi khi còn chưa thực sự khách quan, chủ yếu dựa vào chuyên viên phụ trách hoạt động tín dụng. Đôi khi xảy ra tình trạng vì chỉ tiêu chung toàn chi nhánh nên nhân viên, cấp trên có sự thông đồng với nhau trong việc cấp tín dụng, làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá mức độ rủi ro thực tế của khoản vay và danh mục cho vay. Do mô hình tổ chức quản trị RRTD theo hướng tập trung nên việc minh bạch trong hoạt động giám sát RRTD còn thấp khi một số đơn vị kinh doanh vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng rủi ro tín dụng của đơn vị mình làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của toàn hệ thống. Điều này làm cho việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng chưa thực sự triệt để, có thể gây tác động tiêu cực trong hoạt động giám sát RRTD tại ngân hàng trong tương lai nếu không được kiểm soát

-Thứ tư, việc đo lường rủi ro tín dụng chưa được lượng hóa theo chuẩn quốc tế nên ngân hàng chưa xác định được vốn bù đắp cho rủi ro tín dụng, làm cho việc dự phòng rủi ro tín dụng thiếu cơ sở khoa học nên dễ thiếu chính xác.

-Thứ năm, mặc dù Namabank - Khu vực HCM luôn nhất quán chủ trương đảm bảo an toàn trong hoạt động, duy trì quản trị rủi ro nói chung, quản trị RRTD nói riêng nhưng một số nhân viên chưa nhận thức được trách nhiệm, cũng vì áp lực công việc nên nhân viên chưa thực sự tuân thủ quy định của ngân hàng. Nhân viên chủ quan, không chú trọng vào hoạt động giám sát RRTD. Một số bước trong quy trình tín dụng chưa được chú trọng thực hiện nghiêm túc cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giám sát RRTD.

-Thứ sáu, công nghệ thông tin phục vụ cho giám sát RRTD còn nhiều hạn chế. Ví dụ việc trích xuất dữ liệu báo cao chỉ mới tiếp cận được một số nội dung. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình tín dụng còn bị hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về phân tích, lượng hóa và đo lường rủi ro tín dụng cũng như xác định mức dự phòng tín dụng phù hợp.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giới thiệu về Namabank - Khu vực Hồ Chí Minh với chức năng, cơ cấu tổ chức chung cũng như đánh giá hoạt động kinh doanh của các chi nhánh tại khu vực HCM. Chương 2 thông qua việc phân tích thực trạng các nội dung triển khai giám sát RRTD và các chỉ tiêu đánh giá kết quả giám sát RRTD đã rút ra được những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại. Những nguyên nhân bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hoạt động giám sát RRTD của Namabank - Khu vực HCM cũng được trình bày trong chương 2. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp và các kiến nghị trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w