HÀNG THƯƠNG MẠI
HÀNG THƯƠNG MẠI là việc thực hiện các biện pháp để tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo rủi ro tín dụng bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép (Basel 2002). Theo Peter S. Rose (2002), quản trị RRTD được hiểu là việc các nhà quản trị rủi ro tín dụng bằng các nghiệp vụ của ngân hàng để hạn chế khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện của mình theo cam kết. Dựa vào các khái niệm trên có thể hiểu quản trị RRTD là tất cả các hoạt động của NH nhằm kiểm soát RRTD ở mức độ cho phép và hạn chế thiệt hại xảy ra khi khách hàng không trả được nợ theo thảo thuận. Các nội dung cơ bản của quản trị RRTD của NHTM gồm nhận diện RRTD, đo lường RRTD, giám sát RRTD và điều chỉnh sau giám sát RRTD.
Giám sát RRTD là một nội dung trong quản trị RRTD của NHTM. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, giám sát RRTD là việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện để hạn chế RRTD phát sinh trong từng bước của quy trình tín dụng (Basel, 2002). Quá trình giám sát này được thực hiện gắn liền với quy trình tín dụng, xảy ra trước trong và sau khi cấp tín dụng.
1.2.2 Các nguyên tắc giám sát rủi ro tín dụng của Ủy ban giám sát Basel
Theo Hiệp ước Basel II do Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng Basel ban hành, quản lý RRTD phải đảm bảo 17 nguyên tắc, gồm:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các định hướng mà Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường,