Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 72 - 73)

Trong hoạt động giám sát tín dụng, thông qua cac chỉ tiêu đánh giá cho thấy Namabank - Khu vực HCM đã đạt được những kết quả khả quan thông qua các chỉ tiêu đánh giá. Cụ thể:

- Về các chỉ tiêu định tính có thể thấy chiến lược kinh doanh, chính sách, quy trình tín dụng được ban hành khá chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng, góp phần quan trọng cho hiệu quả giám sát RRTD tại các chi nhánh ở khu vực Tp. HCM. Mô hình tổ chức giám sát RRTD phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Namabank trong giai đoạn vừa qua.

- Về các chỉ tiêu định lượng:

Dư nợ tín dụng không ngừng gia tăng phù hợp với định hướng phát triên của Namabank nói chung và các chi nhánh khu vực Tp. HCM nói riêng. Hệ số rủi ro tín dụng tăng trưởng phù hợp với định hướng mở rộng hoạt động tín dụng tại các chi nhánh khu vực HCM.

Hệ số dư nợ cho vay trên vốn huy động thấp hơn 85% theo quy định. Điều này cho thấy các chi nhánh khu vực HCM luôn chú trọng đến việc đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động.

Chất lượng tín dụng phản ánh thông qua tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì trong giới hạn cho phép. Điều này cho thấy sự cố gắng của các chi nhánh trong việc giám sát RRTD.

Chi nhánh cũng thực hiện trích lập dự phòng RRTD đầy đủ theo quy định của Namabank, góp phần chủ động đối phó khi RRTD xảy ra.

Cơ cấu dư nợ tín dụng phân tán theo nhiều nhóm ngành khác nhau giúp cho việc phân tán rủi ro và kiểm soát rủi ro nội tại tốt hơn.

Đạt được những kết quả trên là nhờ:

Thứ nhất, Namabank ban hành đầy đủ các nội dung cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị RRTD nói chung và giám sát RRTD nói riêng. Chiến lược hoạt động kinh doanh, chiến lược quản trị RRTD, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, XHTNNB đều được xây dựng chi tiết làm cơ sở cho việc giám sát RRTD trong hoạt động tín dụng. Đây được xem là định hướng cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng với các mục tiêu

được xây dựng cụ thể rõ ràng và được truyền tải đến từng nhân viên liên quan trong ngân hàng để hoạt động quản trị RRTD trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên.

Thứ hai, lãnh đạo các chi nhánh khu vực HCM luôn chú trọng đến quản trị RRTD nói chung, giám sát RRTD nói riêng. Lãnh đạo các chi nhánh luôn quán triệt và nâng cao ý thức về quản trị rủi ro cho nhân viên. Đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình giám sát RRTD trước, trong và sau khi cho vay.

Thứ ba, đội ngũ nhân sự của các chi nhánh Namabank - Khu vực HCM đã ý thực được việc tuân thủ các quy định trong hoạt động cấp tín dụng, từ đó góp phần hạn chế RRTD xảy ra. Quá trình nhận diện, đo lường, giám sát RRTD được ngân hàng thực hiện thường xuyên, liên tục cho từng khoản vay giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ tư, việc sử dụng kết hợp mô hình 6C và XHTNNB theo quy định giúp cho các ngân hàng đo lường và đánh giá rủi ro của khoản vay tương đối hiệu quả. Điều này thể hiện rõ qua việc tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu được duy trì trong giới hạn cho phép.

Thứ năm, các bước nhận diện, đo lường, phòng ngừa và xử lý rủi ro cũng được thực hiện trên toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng. Trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, các chi nhánh hàng năm đều có kế hoạch hoạt động kinh doanh cụ thể, trong đó, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể liên quan liên quan đến danh mục như mức độ tăng trưởng toàn danh mục, từng phân khúc trong danh mục, chất lượng danh mục tín dụng theo hướng phân tán rủi ro, tập trung vào những nhóm ngành rủi ro thấp hoặc có sự ưu tiên phát triển phù hợp với đặc điểm địa phương. Namabank - Khu vực HCM cũng áp dụng linh hoạt các biện pháp trong việc kiểm soát chất lượng danh mục tín dụng tại ngân hàng mình, hạn chế xảy ra tình trạng tập trung tín dụng nhằm giảm bớt rủi ro toàn danh mục.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w