Nội dung giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 31 - 32)

Nội dung giám sát RRTD của NHTM trong từng giai đoạn được chi tiết như sau:

- Trước khi cấp tín dụng: Việc giám sát RRTD trước khi cho vay nhằm hạn chế tình trạng lựa chọn sai lầm trong quá trình phân tích thẩm định tín dụng và quyết định tín dụng. Quá trình thu thập thông tin, phân tích thẩm định tín dụng nếu không được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ chặt chẽ các quy định được ban hành sẽ dẫn đến việc nhận diện, đo lường rủi ro của khách hàng vay vốn không chính xác. Lúc này việc giám sát RRTD được thể hiện thông qua việc đánh giá các nội dung trong quy trình tín dụng, quá trình thu thập thông tin, các mô hình sử dụng để đo lường RRTD, sự tuân thủ của nhân viên trong quá trình thực hiện (Trần Thị Việt Thạch, 2016). Kết quả của giám sát RRTD trước khi cho vay chính là đánh giá được rủi ro của khách hàng khi cho vay để có cơ sở ra quyết định tín dụng phù hợp.

- Trong khi cấp tín dụng: Giám sát RRTD trong khi cho vay gắn liền với bước quyết định tín dụng, giải ngân. Khi quyết định tín dụng, các sai sót trong hợp đồng có thể hình thành nên rủi ro bảo đảm. Hợp đồng tín dụng và các thủ tục pháp lý cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cũng như chính sách của ngân hàng. Các điều khoản soạn thảo trong hợp đồng cần phải chú trọng đến các điều khoản gắn liền với nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, và những điều khoản liên quan đến việc xử lý nợ nếu xảy ra rủi ro khách hàng không trả nợ. Tài sản bảo đảm, các giới hạn, nghĩa vụ cung cấp thông tin trong suốt thời gian vay vốn cần được quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo giám sát tín dụng trong các bước sau của NH trong quá trình cấp tín dụng. Sau khi thủ tục pháp lý hoàn tất, đến giai đoạn giải ngân, giám sát RRTD phải đảm bảo việc giải ngân là phù hợp với mục đích sử dụng vốn, tiến độ sử dụng và quy định pháp lý (nếu có). Quá trình giải ngân phải thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế tối đa tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Các thủ tục về giải ngân như chứng từ giải ngân, giấy nhận nợ… phải đảm bảo theo quy định của ngân hàng.

giám sát khoản vay. Hoạt động giám sát tín dụng được thực hiện với nhiều nội dung cơ bản gồm: kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thương hoạt động của khách hàng vay vốn, tái thẩm định tín dụng định kỳ hoặc khi có biến cố bất thường xảy ra, theo dõi hoạt động trả nợ của khách hàng… Mục đích của giám sát tín dụng là giúp NH nhận diện sớm rủi ro để có các biện pháp xử lý nợ phù hợp. Đồng thời, NH phải giám sát hoạt động trích lập dự phòng RRTD theo quy định trong chính sách tín dụng. Muốn thực hiện tốt việc trích lập cũng như chủ động đối phó với RRTD, ngân hàng phải phân loại nợ theo các tiêu chí định tính và định lượng. Do đó, việc thực hiện XHTNNB có ý nghĩa quan trọng đối với các NH trong hoạt động giám sát RRTD. Đây là cơ sơ để NH xác định xác suất vỡ nợ, phân nhóm nợ phù hợp nhằm xác định mức trích lập dự phòng theo quy định.

Giám sát RRTD giai đoạn sau giải ngân bao gồm nội dung liên quan đến điều chỉnh sau giám sát nhằm đảm bảo kiểm soát RRTD trong giới hạn. Nếu quá trình giám sát thấy dấu hiệu có vấn đề liên quan đến thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng vay, NH sẽ thực hiện tiến hành các biện pháp khai thác hoặc thanh lý tùy theo đặc điểm của từng khoản vay.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w