Tổ chức bộ máy giám sát rủi ro tín dụng của Namabank

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 58 - 60)

Namabank tổ chức quản trị rủi ro theo mô hình tập trung với các phòng quản trị rủi ro ở Hội sở. Các chi nhánh chỉ là đơn vị kinh doanh, chú trọng đến việc tìm kiếm khách hàng. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của Namabank ở Trụ sở chính được thể hiện trong hình 2.2. Trong đó:

- HĐQT chịu trách nhiệm phê duyệt chiến lược và các chính sách về quản trị rủi ro tín dụng, trực tiếp chỉ đạo Ủy ban Quản lý rủi ro giám sát hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ban điều hành.

- Ban Kiểm soát gồm Phòng kiểm toán nội bộ thực hiện đánh giá các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, kịp thời báo cáo lên cấp trên những đánh giá và đề xuất, kiến nghị cần thiết để hoàn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Tổng Giám đốc chỉ đạo xây dựng và khung quản lý rủi ro tín dụng sau khi được HĐQT phê duyệt đồng thời triển khai cơ cấu cũng như điều hành, chỉ đạo và định kì thực hiện báo cáo về các vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng.

- Khối quản lý rủi ro được chia thành 3 phần gồm Phòng quản lý RRTD, Phòng quản lý rủi ro phi tín dụng và Phòng pháp lý và tuân thủ. Đây là Khối phụ trách hoạt động quản lý RRTD, tham mưu cho cấp lãnh đạo trong việc ban hành các quy định liên quan đến việc hạn chế rủi ro trong hoạt động của toàn ngân hàng Namabank.

Như vậy, Namabank thực hiện mô hình quản trị RRTD tập trung, các chi nhánh chỉ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Hoạt động giám sát RRTD được thực hiện lồng ghép trong nhiệm vụ của từng vị trí ở chi nhánh. Còn toàn bộ hoạt động quản trị RRTD được tập trung về trụ sở chính.

Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Namabank

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w